1 loại ung thư ‘tăng tốc’ đáng báo động ở Việt Nam: Bác sĩ Bạch Mai cảnh báo gấp

1 loại ung thư 'tăng tốc' đáng báo động ở Việt Nam: Bác sĩ Bạch Mai cảnh báo gấp
1 loại ung thư 'tăng tốc' đáng báo động ở Việt Nam: Bác sĩ Bạch Mai cảnh báo gấp

Ngày 11/05/2025 báo Đời sống & Pháp luật đưa tin “1 loại ung thư ‘tăng tốc’ đáng báo động ở Việt Nam: Bác sĩ Bạch Mai cảnh báo gấp” nội dung chính như sau:Theo các chuyên gia, ung thư đại trực tràng – loại ung thư được ví như “sát thủ thầm lặng” – đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam. Vắc xin HPV cho nam cần phải tiêm bao nhiêu mũi? “Cú chơi lớn” 200 tỷ đồng của một Bệnh viện tại TP.HCM: Đưa công nghệ xạ phẫu bằng robot tích hợp AI hiện đại nhất thế giới về Việt Nam Chồng vô sinh, vợ bị nói ‘không bằng con bò’: Phép màu cuối cùng cũng xảy đến

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, năm 2022, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba toàn cầu với hơn 1,9 triệu ca mắc mới – tức trung bình cứ mỗi 16 giây lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ hai thế giới, với hơn 900.000 người tử vong mỗi năm.

Tại Việt Nam, TS.BS Phạm Bình Nguyên – chuyên gia Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai – cảnh báo nếu ung thư đại trực tràng là một “đối thủ đáng gờm” trên thế giới thì tại Việt Nam, căn bệnh này cũng đang “tăng tốc” với mức độ rất đáng lo ngại.

Theo thống kê mới nhất, ung thư đại trực tràng hiện đứng thứ 4 trong danh sách các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam (tăng một bậc so với năm 2020), với hơn 16.800 ca mắc mới mỗi năm – tương đương 46 ca/ngày, hay gần 2 ca/giờ. Đáng chú ý, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi.

Không dừng lại ở đó, căn bệnh này gây ra khoảng 8.400 ca tử vong mỗi năm – tức cứ 2 người mắc thì có 1 người không qua khỏi. “Đây là con số không ai muốn thấy,” bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

85% ca ung thư đại trực tràng có nguyên nhân rõ ràngTheo bác sĩ Nguyên, thủ phạm hàng đầu dẫn đến ung thư đại trực tràng là polyp tuyến – những khối u nhỏ, lành tính nhưng có khả năng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời.

– Có tới 85% trường hợp ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ polyp.

– Quá trình từ polyp phát triển thành ung thư có thể kéo dài 10–15 năm. Đây là thời gian đủ lâu để tầm soát và can thiệp nếu phát hiện sớm.

85% trường hợp ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ polyp.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác đến từ chính lối sống hiện đại. “Trong xã hội ngày nay, ung thư đại trực tràng chẳng khác nào một ‘sát thủ thầm lặng’, được hậu thuẫn bởi thói quen sống thiếu lành mạnh của chính chúng ta”, bác sĩ Nguyên cảnh báo.

Chế độ ăn uống là yếu tố liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc bệnh:

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay 4/5/2025: Chốt tuần giảm, cảnh báo tiếp tục lao dốc

 Thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán: tuy ngon miệng nhưng là “chất xúc tác” mạnh cho ung thư.

– Thiếu rau xanh, chất xơ: ruột già như một nhà máy xử lý rác, nếu không có chất xơ làm “máy quét”, độc tố sẽ tích tụ và gây hại.

– Lười vận động: ngồi lì 8 tiếng/ngày, ít đi bộ khiến hoạt động của ruột bị chậm lại, tăng nguy cơ hình thành khối u.

“Combo ‘hút thuốc – uống bia – ngồi cả ngày’ vô tình biến đại tràng thành môi trường lý tưởng cho ung thư phát triển”, bác sĩ Nguyên cảnh báo thêm.

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Tuổi tác và di truyền cũng là yếu tố nguy cơTuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn, đặc biệt sau tuổi 50. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên cho biết hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người trẻ có lối sống thiếu lành mạnh thường chủ quan cho rằng “còn trẻ, còn khỏe” mà bỏ qua việc tầm soát.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu trong gia đình có người từng mắc ung thư đại trực tràng, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn đáng kể.

Tin vui là theo TS.BS Phạm Bình Nguyên, ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể phòng ngừa đến 90% nếu duy trì ba thói quen sau:

– Ăn uống lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thịt đỏ, thực phẩm nướng cháy, chiên rán, chế biến sẵn.

– Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày. Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá.

– Tầm soát định kỳ: Bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng từ tuổi 45. Người có yếu tố nguy cơ di truyền nên tầm soát sớm hơn.

Ngày 12/5/2025 Thị trường Tài chính đưa tin “Bác sĩ Bạch Mai cảnh báo 1 loại ung thư gây tử vong thứ 3 thế giới đang ‘tăng tốc’, là hệ quả của ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động” nội dung chính như sau:

Những con số đáng báo động về ung thư đại trực tràng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, năm 2022, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn cầu, với hơn 1,9 triệu ca mắc mới. Điều này đồng nghĩa trung bình cứ mỗi 16 giây lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ hai thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 900.000 người mỗi năm.

Lối sống hiện đại đang khiến “ngòi nổ” mang tên ung thư đại trực tràng bùng phát mạnh mẽ. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, TS.BS Phạm Bình Nguyên, chuyên gia Tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo rằng, nếu trên thế giới ung thư đại trực tràng là một “đối thủ đáng gờm”, thì ở Việt Nam căn bệnh này cũng đang “tăng tốc” với mức độ đáng lo ngại.

Theo thống kê từ Globocan năm 2022, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 16.800 ca mắc mới, chiếm gần 10% tổng số ca ung thư, với hơn 8.400 trường hợp tử vong. Căn bệnh hiện đứng thứ tư về tỷ lệ mắc và thứ năm về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh nhân dưới 50 tuổi được chẩn đoán đã tăng 45% kể từ năm 1995, phản ánh xu hướng trẻ hóa rõ rệt.

Bài viết liên quan  10 thực phẩm Trung Quốc được làm giả nhiều nhất, Việt Nam mình tiêu thụ đến 9 loại

Thông tin trên được PGS.TS Vũ Văn Khiên, Tổng Thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm “Chiến lược sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng tại Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với Viện Công nghệ Phacogen tổ chức ngày 11/5. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp hiện đại trong kiểm soát căn bệnh này.

PGS.TS Vũ Văn Khiên cảnh báo xu hướng “trẻ hóa” của căn bệnh ung thư đại trực tràng. Ảnh: Báo Lao Động

PGS Khiên nhận định, nếu trước đây ung thư đại trực tràng chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi, thì hiện nay không ít bệnh nhân chỉ mới ở độ tuổi 30 đến 40, thậm chí có người chưa tới 25 tuổi. Theo ông, nguyên nhân của sự thay đổi này là do thói quen tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thiếu rau xanh, ít vận động và căng thẳng kéo dài.

Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, hầu như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu. Lúc này, tổn thương thường đã ở giai đoạn tiến triển. Nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ qua sinh thiết trong quá trình nội soi tầm soát, dù trước đó không có biểu hiện bất thường nào.

Các chuyên gia tham dự tọa đàm về căn bệnh ung thư đại trực tràng. Ảnh: Báo Lao Động

Đặc biệt, ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, bệnh thường diễn biến nhanh, ít biểu hiện và khó kiểm soát hơn. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố di truyền kết hợp với lối sống kém lành mạnh như ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, thừa cân… Trong khi đó, người lớn tuổi mắc bệnh thường có tiến triển chậm hơn nhưng lại dễ bị che lấp bởi các bệnh nền như tim mạch hay tiểu đường.

85% ca bệnh có nguyên nhân cụ thể

TS.BS Phạm Bình Nguyên cho biết, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư đại trực tràng là polyp tuyến – những khối u nhỏ lành tính có thể phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Có tới 85% trường hợp khởi phát từ polyp và quá trình này thường kéo dài từ 10 đến 15 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài để tầm soát và can thiệp hiệu quả nếu được phát hiện sớm.

Có tới 85% trường hợp khởi phát từ polyp và quá trình này thường kéo dài từ 10 đến 15 năm. Ảnh minh họa

TS.BS Nguyên cũng cảnh báo rằng lối sống hiện đại đang góp phần thúc đẩy sự lan rộng của căn bệnh. Việc tiêu thụ thịt đỏ, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.

Đồng thời, chế độ ăn thiếu chất xơ khiến đại tràng không được “làm sạch”, tạo điều kiện cho độc tố tích tụ. Lối sống ít vận động, ngồi nhiều làm giảm nhu động ruột và càng gia tăng nguy cơ hình thành khối u.

Bài viết liên quan  Đồng nghiệp và người hâm mộ nức nở chia tay ‘Cô Đẩu’ Công Lý: Cảm ơn những cống hiến bao năm qua của anh

“Combo ‘hút thuốc – uống bia – ngồi cả ngày’ vô tình biến đại tràng thành môi trường lý tưởng cho ung thư phát triển”, bác sĩ Nguyên cảnh báo.

Có thể phòng ngừa tới 90% ung thư đại trực tràng

Tuổi tác là một yếu tố không thể xem nhẹ. Càng lớn tuổi, đặc biệt là ngoài 50, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do những thay đổi trong lối sống. Nhiều người trẻ chủ quan, cho rằng “còn trẻ, còn khỏe” nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người từng mắc ung thư đại trực tràng, nguy cơ đối với các thành viên khác cũng tăng đáng kể.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện có tới 30% bệnh nhân đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhiều trường hợp ung thư đã di căn. Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và xử lý bằng nội soi cắt bỏ khối u, cơ hội chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Ngược lại, khi bệnh đã nặng, mục tiêu điều trị chủ yếu là kéo dài thời gian sống, kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng sống bằng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ.

Ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động khiến ung thư đại tràng trẻ hóa. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Dù vậy, nhờ những tiến bộ của y học, đặc biệt là việc cá thể hóa phác đồ điều trị, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn đã được cải thiện rõ rệt. Từ mức trung bình 6 đến 12 tháng trước đây, hiện nay con số này đã đạt tới 30 đến 40% trong vòng một thập kỷ qua.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, phát hiện sớm, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, vẫn là yếu tố then chốt để thay đổi cục diện điều trị. Hiện nay, các tổ chức y tế khuyến cáo người dân từ 45 tuổi trở lên nên bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng nghi ngờ. Đối với các nhóm nguy cơ cao như người mắc viêm ruột mãn tính hoặc béo phì, việc sàng lọc nên được thực hiện sớm hơn.

Các phương pháp tầm soát phổ biến hiện nay bao gồm nội soi đại tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân, xét nghiệm DNA đa mục tiêu trong phân và sinh thiết các tổn thương nghi ngờ. Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị rằng BHYT nên chi trả cho các phương pháp sàng lọc này, bởi phòng bệnh và phát hiện sớm không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với điều trị ở giai đoạn muộn.