Cô giáo mầm non bất ngờ hỏi vay 105 triệu, người mẹ chỉ đáp 1 câu mà được khen EQ quá cao

Cô giáo mầm non bất ngờ hỏi vay 105 triệu, người mẹ chỉ đáp 1 câu mà được khen EQ quá cao
Cô giáo mầm non bất ngờ hỏi vay 105 triệu, người mẹ chỉ đáp 1 câu mà được khen EQ quá cao

Nếu đã cho con đi học mầm non thì có lẽ bố mẹ nào cũng hiểu, không chỉ đơn giản là đóng tiền học cho con mỗi tháng, đưa đón con mỗi ngày mà việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên cũng rất quan trọng. Nên thân thiết tới mức độ nào và mối quan hệ dừng ở đâu sẽ là  tốt nhất. Mời bà con đọc câu chuyện dưới đây sẽ nhìn ra được rất nhiều điều cho mình.

Con trai của Tiểu Chi (Trung Quốc) vừa vào lớp mầm non. Ban đầu, cô rất hài lòng với cô giáo chủ nhiệm của con mình, cô Lý. Cô Lý luôn quan tâm sát sao đến sinh hoạt hàng ngày của học sinh và giao tiếp với phụ huynh rất thân thiện. Nhưng cách đây một khoảng thời gian, một sự việc có liên quan đến cô Lý đã khiến Tiểu Chi rơi vào tình huống khó xử.

Theo đó, vào thời điểm giáp Tết nguyên đán vừa qua, trong những cuộc trò chuyện, trao đổi thường ngày với Tiểu Chi, cô Lý đôi lúc lại than thở vu vơ: “Bây giờ kiếm tiền thật khó”, “Ai cũng có lúc gặp khó khăn”… Những lời này nghe như vô tình, nhưng Tiểu Chi lại cảm thấy có điều gì đó không ổn.

Sau đó, Tiểu Chi cũng không nghĩ nhiều cho đến một buổi tối, cô Lý nhắn tin trực tiếp hỏi vay Tiểu Chi 30.000 tệ, tương đương khoảng 105 triệu đồng. Cô Lý hứa sẽ trả lại vào cuối tháng.

Tiểu Chi bối rối vô cùng trước yêu cầu này của cô giáo. Bà mẹ trẻ không biết nên cho vay hay dứt khoát từ chối. Nếu không cho vay, liệu con của cô có bị đối xử khác đi không? Nhưng nếu chọn cho vay thì Tiểu Chi cũng gặp cái khó khi bản thân cô không quá dư dả, quan trọng nhất là giữa cô và giáo viên của con trai không thân thiết để cho vay số tiền lớn đến vậy.

Bài viết liên quan  3 kiểu tóc ngắn đã lỗi thời, chị em 40+ đừng cắt nếu không muốn tự cộng thêm tuổi cho mình

Cuối cùng, cô đã khéo léo thoát khỏi tình huống khó xử bằng cách nhắn lại: “Cô mới bị hack tài khoản à?”. Cô Lý cũng nhanh chóng hiểu ý và đáp lại: “Ừ, đúng vậy”.

Sáng hôm sau, cả hai đều ngầm hiểu và không ai nhắc lại chuyện này nữa. Con trai Tiểu Chi vẫn sinh hoạt bình thường ở trường. Cô thở phào nhẹ nhõm, biết rằng mình đã xử lý ổn thỏa tình huống này.

Câu chuyện sau khi được đăng tải đã nhận được nhiều bình luận từ phía netizen. Nhiều người khen bà mẹ trẻ có cách xử lý thông minh. Bên cạnh đó, cũng có những người tỏ ra băn khoăn nếu rơi vào tình huống tương tự thì họ nên làm gì, hay xa hơn, là làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt với thầy cô của trẻ.

Làm thế nào để bố mẹ duy trì mối quan hệ tốt với giáo viên của con?

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, khiến việc duy trì mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên càng trở nên cần thiết. Nếu cha mẹ xử lý tốt mối quan hệ, trẻ có khả năng sẽ được cô giáo quan tâm và càng chăm sóc chu đáo hơn. Nhưng nếu khoảng cách giữa mối quan hệ quá xa cách hoặc quá gần gũi, có thể sẽ mang lại tác động tiêu cực.

Giới hạn của phụ huynh ở đâu?

Bài viết liên quan  Ai cũng sợ tiểu đường, nhưng tiểu đường rất sợ 5 loại thực phẩm пày

– Không dễ dàng cho giáo viên vay tiền: Quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên là mối quan hệ hợp tác, không phải bạn bè. Việc cho vay tiền có thể gây ra nhiều rắc rối không đáng có.

– Không mù quáng tặng quà hay xu nịnh giáo viên: Một số phụ huynh sẵn sàng chi mạnh tay để con mình được ưu ái. Điều này không chỉ tạo ra sự bất công mà còn khiến những phụ huynh khác cảm thấy khó chịu.

– Không hạ thấp bản thân quá mức: Một số phụ huynh thường dùng những lời lẽ quá khiêm nhường trong nhóm chat, như “Em xin phép hỏi nhỏ một câu”, “Em cúi đầu cảm ơn cô giáo”. Điều này có thể khiến giáo viên vô tình có thể gây nên sự phân biệt đối xử với phụ huynh và trẻ.

Giới hạn của giáo viên ở đâu?

– Phải đối xử công bằng với tất cả trẻ em: Giáo viên có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục tất cả học sinh, không thể phân biệt đối xử dựa trên thái độ của phụ huynh.

– Không nên vay tiền hoặc gợi ý tặng quà từ phu huynh: Dù với lý do gì, việc này cũng có thể khiến phụ huynh lo lắng và ảnh hưởng đến sự tin tưởng. Nếu giáo viên thực sự gặp khó khăn, họ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trường hoặc tổ chức liên quan.

Bài viết liên quan  Сô ɡáɪ пɡһɪ ᴋһôпɡ ᴄó ɡɪấʏ ρһéρ ʟáɪ хᴇ ᴆɪềᴜ ᴋһɪểп хᴇ ᴄһở гáᴄ, тôпɡ ᴄһếт 1 ᴄụ Ьà

– Giữ vững đạo đức nghề nghiệp: Giáo viên mầm non không chỉ là người dạy dỗ trẻ mà còn là cầu nối với phụ huynh. Chỉ khi giữ vững nguyên tắc, họ mới có thể nhận được sự tôn trọng thực sự.

Nhìn chung, trong môi trường mầm non, mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên không phải là quan hệ khách hàng – người cung cấp dịch vụ, càng không phải là quan hệ bạn bè thân thiết, mà là một mối quan hệ hợp tác vì sự phát triển của trẻ.

Làm thế nào để phụ huynh duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy cô và phụ huynh

– Quan tâm đến sự phát triển của con, thường xuyên trao đổi với giáo viên nhưng không can thiệp thái quá vào cách thầy cô giáo dục trẻ.

– Giữ thái độ khách quan, không tâng bốc, không xu nịnh trong nhóm phụ huynh.

– Biểu lộ sự biết ơn đúng cách, ví dụ: nhân Ngày Nhà giáo, phụ huynh có thể tặng một tấm thiệp do chính tay trẻ vẽ, thay vì những món quà đắt tiền.

– Nếu giáo viên có những yêu cầu không phù hợp, hãy từ chối một cách tế nhị và khéo léo.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/lam-me-chat-4664/co-giao-mam-non-bat-ngo-hoi-vay-105-trieu-nguoi-me-chi-dap-1-cau-ma-duoc-khen-eq-qua-cao