
Ngày 16/4/2025 tạo chí Tri Thức đưa tin “Vì sao giá vàng tăng hơn 7 triệu đồng một ngày” với nội dung chính như sau:
Kể từ đầu năm, giá vàng miếng đã tăng hơn 30%, đánh bật mọi loại tài sản sinh lời khác trên thị trường đầu tư. Ảnh: Quỳnh Danh.
Trong phiên giao dịch chiều 16/4, giá vàng miếng SJC tăng vọt tới 7,5 triệu đồng/lượng để thiết lập mức kỷ lục mới ở 115,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng nhẫn cũng đã tăng hơn 7 triệu đồng, để leo lên vùng đỉnh mới ở 114 triệu đồng/lượng.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản toàn cầu – mức tăng “chưa từng có tiền lệ” này là hệ quả trực tiếp từ những biến động dữ dội trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc.Cộng hưởng từ nhiều yếu tốTS. Hiếu nhận định giá vàng thế giới đã vượt xa mọi dự báo, khiến không chỉ giới đầu tư mà cả các chuyên gia tài chính dày dạn kinh nghiệm cũng bất ngờ.Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục công bố những mức thuế quan đối ứng cao đã khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thương mại lan rộng. Trong bối cảnh đó, vàng tiếp tục khẳng định vai trò là kênh trú ẩn an toàn, đẩy giá kim loại quý này phá đỉnh liên tục.Trước đó, ông Hiếu từng dự báo giá vàng có thể đạt 3.100 USD/ounce trong nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, thực tế hiện tại, giá vàng thế giới đã vượt 3.300 USD/ounce và theo ông, giá vàng thế giới hoàn toàn có thể đạt mốc 3.500 USD/ounce nếu căng thẳng địa chính trị – thương mại tiếp tục kéo dài.Mặc dù xu hướng tăng đang chiếm ưu thế, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng chỉ ra những yếu tố có thể khiến giá vàng đảo chiều. Một trong số đó là khả năng Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán, giảm mức độ căng thẳng thuế quan.Hiện Mỹ đang áp mức thuế 145% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh cũng phản ứng bằng mức thuế 125% đối với hàng hóa Mỹ.“Nếu hai bên có dấu hiệu nhượng bộ, giá vàng có thể điều chỉnh. Thêm vào đó, sau một chuỗi tăng mạnh, áp lực chốt lời của giới đầu tư cũng là yếu tố cần theo dõi sát sao”, ông Hiếu phân tích.Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng trong bối cảnh hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai quốc gia sẵn sàng đạt được một thỏa thuận ngừng leo thang. Mỹ và các nước liên quan vẫn còn khoảng 90 ngày cho các cuộc đàm phán, trong khi thị trường tài chính tiếp tục phản ứng mạnh trước các thông tin bất ổn.Bên cạnh tác động từ giá vàng thế giới, thị trường trong nước còn chịu ảnh hưởng lớn bởi sự mất cân đối cung – cầu. Nhiều doanh nghiệp hiện không có nguồn vàng miếng SJC để đáp ứng nhu cầu, trong khi vàng nhẫn – dòng sản phẩm phổ biến với người dân – cũng rơi vào tình trạng tương tự.TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng tình trạng khan hiếm nguồn cung đã tạo áp lực lớn khiến giá trong nước tăng nhanh và mạnh hơn so với quốc tế. Thị trường hiện thiếu các biện pháp điều tiết hiệu quả để đảm bảo nguồn cung ổn định trong ngắn hạn.Một yếu tố khác đang tiếp thêm động lực cho giá vàng là sự suy yếu của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt. Khi USD mất giá, vàng vốn được định giá bằng đồng bạc xanh lại trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư quốc tế.Cùng lúc đó, thị trường đặt kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để đối phó với nguy cơ tăng trưởng chậm lại do thương mại toàn cầu bất ổn. Việc hạ lãi suất sẽ làm giảm sức hút của các tài sản như trái phiếu chính phủ, từ đó thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng.Trước câu hỏi về mức đỉnh tiếp theo, TS. Hiếu cho rằng rất khó để đưa ra con số cụ thể.Lo ngại bao trùm thị trường vàng toàn cầuKhông chỉ chuyên gia trong nước mà chuyên gia quốc tế cũng cho rằng giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua chủ yếu do bối cảnh tâm lý ngại rủi ro bao trùm thị trường toàn cầu.Trả lời Reuters, chuyên gia Tim Waterer từ KCM Trade nhận định sự kết hợp giữa đồng USD suy yếu và lo ngại địa chính trị leo thang đang tạo động lực vững chắc cho giá vàng.Chỉ số USD Index (thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh trong rổ tiền tệ) đã giảm 0,5%, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục nóng lên, đẩy giới đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn.“Giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng chừng nào bất ổn vẫn còn hiện hữu”, Giám đốc điều hành hãng giao dịch vàng GoldSilver Central (Singapore) Brian Lan nhận định.
Giá vàng thế giới tăng mạnh chủ yếu do tâm lý ngại rủi ro bao trùm thị trường toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Tính từ đầu năm, giá vàng thế giới đã tăng hơn 25%, thiết lập nhiều mốc cao kỷ lục. Ngân hàng ANZ mới đây cũng nâng dự báo giá vàng lên 3.500 USD/ounce trong 6 tháng tới và 3.600 USD vào cuối năm, cho rằng làn sóng mua vàng trú ẩn vẫn còn dư địa để tăng mạnh.
Thậm chí các nhà phân tích tại Goldman Sachs kỳ vọng giá vàng cuối năm nay lên 3.700 USD/ounce. Giữa năm tới, giá có thể lên 4.000 USD.Nhu cầu của các ngân hàng trung ương mạnh hơn dự báo và khả năng trú ẩn của vàng trước nguy cơ suy thoái và rủi ro địa chính trị sẽ tiếp tục kéo giá lên cao năm nay.