
Xem hồ sơ nhà máy Lộc Ninh 3 thấy được cấp phép một nơi, xây một nẻo nhưng Trần Quốc Hùng (cựu phó phòng ở Bộ Công Thương) cho rằng “lỗi chính tả” nên phê duyệt khiến EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng nhận cảm ơn 1,5 tỷ đồng
Ngày 21/4 – ngày đầu diễn ra phiên xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (62 tuổ.i, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng 11 đồng phạm là những cựu cán bộ thuộc Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
Đứng trước bục khai báo, bị cáo Hoàng Quốc Vượng thừa nhận những sai phạm của bản thân.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc đồng ý với chủ trương cho dự án nhà máy điện mặt trời Thuận Nam được phê duyệt bổ sung quy hoạch để hưởng giá điện ưu đãi cho dự án này là không trái với quy hoạch, không chịu tác động, sức ép của ai.
Mặc dù vậy, bị cáo đã nhận tiề.n cảm ơn 1,5 tỷ đồng nhưng do thời gian đã lâu nên ông Vượng không nhớ nhận tiề.n và.o thời điểm nào, ở đâu. Hiện gia đình bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiề.n 1,5 tỷ đồng.
Đối với sai phạm tại dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước gây thiệt hại cho EVN gần 210 tỷ đồng, Viện kiểm sá.t nhâ.n dân Tối cao xác định, dự án được phê duyệt gồm 5 nhà máy 1, 2, 3, 4, 5, địa điểm được duyệt xây dựng là 160ha đất thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Tân Tiến, tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh.
Cuối năm 2020, Công ty cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 báo cáo không thực hiện được thỏa thuận đền bù tài sản trên đất với Công ty Tân Tiến.
Lộc Ninh 3 do đó đề nghị được chấp thuận vị trí mới, tại xã Lộc Tấn (huyện Lộc Ninh), diện tích 150ha đất rừng sản xuất thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh.
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).
Ngày 31/12/2020, tỉnh Bình Phước mới ra quyết định điều chỉnh địa điểm dự án nhưng nhà máy thực tế đã xây xong trước đó 16 ngày. 20 ngày trước, Lộc Ninh 3 cũng đã gửi hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến đề nghị Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Bị cáo Trịnh Văn Đoàn (cựu chuyên viên phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương) và Trần Quốc Hùng (cựu phó trưởng Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương) được giao tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định đán.h giá và đề xuất đối với hồ sơ của Lộc Ninh 3.
Tuy nhiên, bị cáo Đoàn không lập tờ trình kế hoạch kiểm tra thực tế, không thực hiện kiểm tra thực tế doanh nghiệp theo đúng quy định,…
Mặc dù vậy ông Đoàn vẫn xây dựng báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3, dự thảo giấy phép và trình ông Hùng.
Ông Hùng bị cáo buộc biết rõ dự án không đủ điều kiện cấp phép nhưng vẫn ký nháy trình cục trưởng.
Lộc Ninh 3 sau đó được ký giấy phép hoạt động điện lực và vận hành thương mại vào ngày 26/12/2020.
Bị cáo Trịnh Văn Đoàn, cựu chuyên viên phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương (Ảnh: Nguyễn Hải)
VKS xác định, từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2022, Tổng công ty Mua bán điện EVN đã trả gần 750 tỷ đồng để mua điện của Lộc Ninh 3. Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Trịnh Văn Đoàn, Trần Quốc Hùng đã gây thiệt hại cho EVN gần 210 tỷ đồng.
Cấp phép một nơi, xây một nẻo
Tại tòa, bị cáo Trần Quốc Hùng khai, thời điểm tháng 12/2020, khi mới nhậm chức phó trưởng Phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực được hơn một tháng thì Trịnh Văn Đoàn trình hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3.
Quá trình xem xét hồ sơ, Hùng thấy công trình được cấp phép xây dựng một nơi nhưng lại thực hiện một nẻo (cấp phép xây dựng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, thực tế xây dựng tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).
Song do chủ quan, bị cáo nghĩ đây chỉ là “lỗi chính tả” của phía chủ đầu tư.
“Bị cáo chưa bao giờ gặp trường hợp nào như vậy và trên mặt lý thuyết sẽ không có dự án nào được khởi công xây dựng khi chưa đầy đủ về các mặt thủ tục, được tỉnh cấp phép”, Hùng khai.
Trần Quốc Hùng trình bày, quá trình xem xét hồ sơ dự án Lộc Ninh 3 lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công Thương quan tâm, lãnh đạo phòng nhắn tin.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).
Do đó, Hùng suy nghĩ đây là dự án được lãnh đạo quan tâm, bản thân lại mới được bổ nhiệm nên muốn làm sớm, làm trọn vẹn.
“Bị cáo làm ở Bộ Công Thương có nhận thức được để bán điện cho EVN thì cần gì đầu tiên không?”, HĐXX thẩm vấn.
“Điều cần đầu tiên là giấy phép”, Trần Quốc Hùng trả lời.
Đứng trước bục khai báo, Hùng bày tỏ bản thân cảm thấy rất ăn năn về sai phạm của mình đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Trịnh Văn Đoàn, cựu chuyên viên phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết Điện lực, trình bày ngày 10/12/2020, được lãnh đạo giao hồ sơ thẩm định cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Đoàn thấy thiếu một số giấy tờ so với quy định nên yêu cầu nhà máy bổ sung trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
“Cụ thể là cung cấp hồ sơ gì?”, HĐXX xét hỏi.
“Tại thời điểm đấy, bị cáo yêu cầu cung cấp biên bản nghiệm thu công trình, báo cáo thông số, tài liệu liên quan đến các nhãn mác, tài liệu biên bản nghiệm thu nhà máy”, Trịnh Văn Đoàn trả lời.
Bị cáo trình bày, quá trình kiểm tra do sơ suất, không rà soát kỹ nên đã không phát hiện các sai phạm trong vị trí xây dựng của nhà máy Lộc Ninh 3.
“Bị cáo không đi kiểm tra thực tế do thời điểm đấy tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp và trong quy định không bắt buộc phải đi kiểm tra thực tế nên bị cáo đã không thực hiện”, Đoàn khai về lý do không đi kiểm tra thực tế tại nhà máy Lộc Ninh 3.
“Giấy phép cấp ở Lộc Thạnh nhưng thực tế lại xây dựng ở Lộc Tấn như thế có sai không?, HĐXX thẩm vấn.
“Có sai”, Đoàn trả lời và thừa nhận các sai phạm của bản thân trong vụ án. Bị cáo mong muốn HĐXX xem xét bối cảnh, hoàn cảnh phạm tội để tuyên phạt mức án nhẹ nhất.
Ngày 22/4, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi
Phiên tòa dự kiến kéo dài 9 ngày.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/cap-phep-mot-noi-xay-mot-neo-can-bo-thay-sai-chi-nghi-la-loi-chinh-ta-20250422i7425169/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDIyfDA4OjI0OjA5