Hầu hết chất độc trong con lợn đều tích tụ vào 1 cơ quan người Việt cực mê ăn

Hầu hết chất độc trong con lợn đều tích tụ vào 1 cơ quan người Việt cực mê ăn
Hầu hết chất độc trong con lợn đều tích tụ vào 1 cơ quan người Việt cực mê ăn

Dù có kết cấu đặc biệt, được nhiều người yêu thích nhưng cơ quan này lại là nơi “bẩn” nhất trong con lợn. Thích đến mấy cũng không nên ăn nhiều.

Nội tạng động vật, trong đó có phổi lợn là món ăn phổ biến trong ẩm thực tại nhiều quốc gia, gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy phổi lợn là bộ phận tích tụ nhiều độc tố và vi sinh vật gây hại, tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe con người. Vì vậy, cần lưu ý khi ăn và đừng ăn quá nhiều nhé!

Tại sao phổi lợn là cơ quan “bẩn” nhất trong con lợn?

Phổi là cơ quan hô hấp nên tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, các chất ô nhiễm từ không khí và quá trình hô hấp. Đây cũng là nơi dễ bị viêm nhiễm. 60% thành phần độc tố từ thức ăn chăn nuôi và các chất kích thích tăng trưởng đều tích tụ tại phổi lợn. Theo các chuyên gia, không riêng lợn mà phổi của bất kỳ động vật nào cũng đều là cơ quan dễ tích tụ chất độc.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy khi lợn hít phải các chất độc như ricin, phổi của chúng bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến viêm phổi cấp tính và phù phổi. Hay lợn tiếp xúc với các chất độc như cadmium cũng gây ra rối loạn chuyển hóa khoáng chất và xơ hóa phổi. Điều này cho thấy phổi lợn dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại, làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ quan này.

Bài viết liên quan  Xe máy va chạm ô tô tải, 2 mẹ con cô giáo tử vong

Phổi lợn cũng là nơi cư trú của nhiều vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh. Một nghiên cứu tại Thái Lan đã phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong cả phổi bình thường và phổi bị viêm, cho thấy nguy cơ lây nhiễm cao ngay cả ở những con lợn không có triệu chứng. Ngoài ra, phổi lợn có thể bị nhiễm ký sinh trùng như giun phổi (Metastrongylus spp.), gây ra bệnh metastrongylosis, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của lợn và có thể lây sang người trong một số trường hợp hiếm gặp.

Trong khi đó, cấu trúc đặc biệt của phổi lợn khiến người tiêu dùng khó nhận biết hơn những bất thường, dấu hiệu phổi nhiễm bệnh khi chế biến thành món ăn. Chưa kể, cấu tạo có nhiều đường khí quản cũng khiến bộ phận này rất khó làm sạch hoàn toàn.

Lưu ý khi tiêu thụ phổi lợn để bảo vệ sức khỏe

Nhiều người có quan niệm sai lầm là “ăn gì bổ nấy” dẫn tới tiêu thụ phổi lợn quá mức. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bình thường cũng chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 lần món phổi lợn mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe. Người già, trẻ em, người đang chữa bệnh tốt nhất là không nên ăn.

Chỉ nên ăn phổi lợn từ nguồn cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo lợn được nuôi trong môi trường sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Nên mua phổi lợn tươi sống và chế biến kỹ, nhất là bước rửa sao cho sạch. Cụ thể là rửa phổi dưới vòi nước để nước có thể chảy vào các khí quản sau đó dốc sạch máu đọng, giảm mùi hôi. Tuyệt đối không ăn phổi lợn đã bị thâm đen, tanh, hôi hay có dấu hiệu bất thường khác.

Bài viết liên quan  Ngỡ ngàng thái độ của 2 con riêng và chồng cũ Ngọc Tiền trong đám tang Quý Bình, vợ xót xa thốt lên 2 chữ ‘thưa chồng’

Ảnh minh họa

Tóm lại, xét về mặt ẩm thực hay dinh dưỡng thì phổi lợn vẫn mang lại giá trị nhất định. Nhưng nó cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố của con lợn nên không nên ăn quá thường xuyên và chú ý hơn khi sơ chế, chế biến. Ngoài phổi lợn, một số bộ phận nội tạng khác cũng cần được tiêu thụ một cách thận trọng như: gan lợn, thịt cổ lợn, tiết lợn, lòng lợn.

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hau-het-chat-doc-trong-con-lon-deu-tich-tu-vao-1-co-quan-nguoi-viet-cuc-me-an-a531549.html