Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga

Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga
Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga

Những ngày qua, màn biểu diễn dancesport của trung tá Lê Đức Tiệp và quân nhân quân đội Trung Quốc tại Nga nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Ngày 9.5, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ( thủ đô Moscow, Liên bang Nga). Tại đây, 68 chiến sĩ Trường sĩ quan Lục quân 1 đã lan tỏa hình ảnh đẹp của quân đội Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Màn dancesport gây sốt của trung tá Lê Đức Tiệp với quân nhân quân đội Trung Quốc tại Nga. ẢNH: CẮT TỪ CLIP

Sau sự kiện, danh tính của các chiến sĩ trong đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam liên tục được tìm kiếm. Trong số đó phải kể đến trung tá Lê Đức Tiệp, người gây sốt trong màn dancesport (khiêu vũ thể thao), khi giao lưu với một quân nhân đoàn quân đội Trung Quốc.

Màn khiêu vũ thể thao này nằm trong tiết mục của buổi biểu diễn văn nghệ giữa quân nhân các nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Myanmar do quân đội Nga tổ chức ngày 7.5. Theo Báo Quân đội nhân dân, trong buổi biểu diễn, ban tổ chức giới thiệu tiết mục do đoàn Trung Quốc chuẩn bị. Trong bộ quân phục chỉnh tề, quân nhân Trung Quốc khuấy động khán phòng với màn nhảy đẹp mắt và ngỏ ý muốn mời người lên nhảy cùng. Giữa lúc đó, một sĩ quan Việt Nam với sự cổ vũ nhiệt tình của đồng đội đã tự tin bước lên sân khấu.

Màn trình diễn điệu nhảy điêu luyện của anh khiến các quân nhân các nước có mặt trong hội trường reo hò, vỗ tay thán phục. Sau đó, clip về màn trình diễn này được chia sẻ khắp mạng xã hội.

Trao đổi với báo chí, trung tá Lê Đức Tiệp cho biết, đó là điệu nhảy cha cha cha. Sau màn trình diễn, anh bất ngờ khi nhận được rất nhiều tin nhắn của người thân, bạn bè và mới biết hình ảnh buổi giao lưu đã được đăng lên mạng xã hội.

Trung tá Tiệp cho rằng, thông qua màn khiêu vũ thể thao, anh muốn cho thế giới thấy người Việt Nam có thể hòa nhập quốc tế rất tốt.

Là một người đã sinh sống và học tập tại Nga nhiều năm, trung tá Tiệp nhận định, khiêu vũ là điều rất quan trọng trong giao tiếp và trong quan hệ ngoại giao. Vì vậy, khi thấy có tiết mục này trên sân khấu, anh lập tức bước lên.

“Ngày hôm sau khi gặp lại, các quân nhân nước bạn rất hồ hởi chào đón, chúng tôi nói chuyện cởi mở hơn rất nhiều. Đặc biệt, phía bạn cũng tiết lộ người dân Trung Quốc đã biết đến tôi qua TikTok và truyền thông. Đó là điều khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, trung úy Tiệp nói.

Trung tá Lê Đức Tiệp. ẢNH: QPVN

Với vai trò là một phiên dịch viên cho đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Nga, trung tá Tiệp luôn ghi nhớ lời căn dặn của thủ trưởng trong suốt quá trình tham gia duyệt binh tại đây: “Các đồng chí không chỉ là một người phiên dịch mà trên tinh thần phải nắm được văn hóa, hiểu được người dân nước Nga để giúp đoàn được hòa nhập nhanh nhất”.

Trung tá Tiệp cũng cho biết, thời gian học và sinh sống tại Nga, anh rất ngại giao tiếp. Tại ký túc xá chỉ có người Việt Nam, nên anh chỉ giao tiếp bằng tiếng Việt. Ngữ pháp rất giỏi, nhưng khả năng nghe lại kém nên anh quyết định học khiêu vũ thể thao để tăng khả năng giao tiếp.

Bài viết liên quan  Uống nước kỷ tử đều đặn, cơ thể nhận được 7 lợi ích tuyệt vời пày

“Khi đến với môn học này, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các bạn người Nga, yêu thích rồi thành đam mê khiêu vũ. Cũng chính bộ môn này đã giúp tôi thay đổi rất nhiều về cách sống, cách tiếp cận và giao lưu với người Nga”, trung tá Tiệp nói.

Sau khi về Việt Nam năm 2011, anh Tiệp muốn truyền kiến thức, kinh nghiệm cho những người đi sau trong quân đội. Anh mở các lớp học, mời học viên quân sự, sinh viên của các trường đại học và thành lập các câu lạc bộ khiêu vũ.

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

“Từ đó đến nay, những tiết mục khiêu vũ của tôi và các học trò thường xuyên xuất hiện trong các buổi lễ của Học viện Kỹ thuật quân sự”, trung tá Tiệp thông tin.

Trung tá Lê Đức Tiệp là tiến sĩ, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, giữ chức Phó chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật điện, Viện Tên lửa và Kỹ thuật điều khiển. Anh đã có tổng cộng 10 năm sinh sống, học tập, nghiên cứu tại Nga.

Công an TP.HCM phá án ‘thần tốc’: Trộm, cướp hết đất sống

Liên tục nhiều năm qua, Công an TP.HCM kéo giảm sâu tội phạm đường phố, nếu có vụ việc xảy ra, công an ‘thần tốc’ phá án khiến trộm, cướp giật ‘rén’ khi hành nghề ở trung tâm.

Nếu trước đây, các quận trung tâm TP.HCM xảy ra nhiều vụ cướp giật tài sản táo tợn ngay trước mắt thì bây giờ, tình hình an ninh trật tự (ANTT) đã ổn định, đặc biệt cướp giật vắng bóng, có những tuần có địa bàn không có vụ trộm cắp, cướp giật nào.

Kết quả ấy thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của Ban giám đốc Công an TP.HCM, cán bộ chiến sĩ của lực lượng công an, sự hỗ trợ tích cực của người dân thành phố. Góp phần xây dựng hình ảnh TP.HCM an toàn, thân thiện, nghĩa tình trong mắt người dân, du khách và bạn bè quốc tế.

Người dân đi bộ trên đường Trần Quang Diệu (Q.3)

ẢNH: NHẬT THỊNH

Từng chứng kiến nhiều du khách bị cướp giật

Rất nhiều người dân ở trung tâm TP.HCM phấn khởi vì sự thay đổi này, anh Đỗ Thành Nam (40 tuổ.i, ở Q.1) cho hay, bản thân anh Nam chứng kiến tận mắt nhiều trường hợp người nước ngoài bị cướp giật tài sản. Cụ thể, cách đây hơn 2 năm, một du khách nước ngoài đi bộ, đứng chụp hình tại góc đường Đỗ Quang Đẩu – Bùi Viện (Q.1) bị hai thanh niên đi xe máy, giật phăng cái điện thoại, tẩu thoát.

Bị giật mất điện thoại vị khách đứng ngơ ngác không rõ chuyện gì. Sự việc xảy ra quá nhanh, mọi người đứng gần đó cũng không kịp phản ứng. Người dân sau đó đến chia sẻ, hướng dẫn vị khách đến công an trình báo, truy bắt kẻ cướp giật…

Du khách nước ngoài khi đến TP.HCM cũng cảm thấy yên tâm

ẢNH: NHẬT THỊNH

Theo anh Nam, trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1), anh từng chứng kiến vụ cướp giật điện thoại người nước ngoài khác tương tự. Cũng theo anh Nam, đó là những năm trước đây, còn đến nay nạn trộm, cướp giật ở trung tâm TP.HCM đã giảm hẳn.

Bài viết liên quan  Phim Hàn ăn khách ‘A Shop for Killers 2′ trở lại với dàn diễn viên mới

Advertisements

X

Nhắc đến địa bàn Q.4, ông Trương Vĩnh (75 tuổ.i, ở Q.4) cho hay, khu vực ông ở trước đây được xem là khá phức tạp về tình hình ANTT. Tình trạng đá gà, đán.h bà.i, hút chích, trộm cắp khá phức tạp. Theo ông, khi nói đến Q.4 là nói đến “dân anh chị” có tiếng, ai cũng sợ, kèm theo đó là các tệ nạn xã hội. Mấy năm gần đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, công an tập trung đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp về ANTT; tấ.n côn.g, trấn áp mạnh các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức nên đã có sự chuyển hóa địa bàn rõ rệt.

“Trong xóm có vụ đá gà, người dân thấy gọi điện công an xuống là xử lý luôn để tránh phát sinh những hệ lụy về sau. Sự kết nối giữa người dân với chính quyền là rất quan trọng. Công an mà quyết liệt thì trộm, cướp sẽ giảm thôi”, ông Vĩnh khẳng định.

‘Mắt thần’ phủ sóng TP.HCM

Ngồi trông giữ xe tại trước công ty trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Bến Nghé, Q.1), ông Tuấn (ngoài 65 tuổ.i) tâm sự, mình là dân địa phương tại đây, vì hoàn cảnh gia đình nên làm nhiều việc kiếm sống. Suốt quãng đời mưu sinh tại TP.HCM, ông và gia đình chứng kiến sự đổi thay vượt bậc của TP.HCM, trong đó có sự thay đổi về tình hình ANTT. “Trước đây, tôi chứng kiến rất nhiều vụ trộm, cướp giật khu vực này. Giờ thì khác rồi. Cả năm nay, tôi chưa thấy vụ cướp giật nào ở đây. Đó cũng là điều đáng mừng”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn kể lại, chừng vài năm trước, khu vực này vẫn còn mất ANTT, xảy ra cướp giật, trong đó người thân ông Tuấn cũng là nạ.n nhâ.n. Cách đây 2 năm, khoảng 22 giờ, bà Hồng (em vợ ông Tuấn) dọn dẹp quán nước, nằm nghỉ chân gần chỗ ông làm bảo vệ. Lúc này, một nam thanh niên chạy xe máy đến dừng bên đường, tiến đến chỗ bà Hồng, giật điện thoại trị giá cả chục triệu đồng trên tay, rồi lên xe tăng ga bỏ chạy.

Người dân ở TP.HCM tham gia nhiều hội, nhóm của khu phố để theo dõi về tình hình ANTT trên địa bàn

ẢNH: TRẦN KHA

Lần khác, khi ông Tuấn nằm ghế nghỉ mệt trước công ty mình làm bảo vệ thì một nam thanh niên chạy xe máy đến. Thấy ông Tuấn nằm, để điện thoại gần đó, người này tưởng ông ngủ nên áp sát định lấy điện thoại. Nghe tiếng động, ông Tuấn quay đầu lại nhìn, nam thanh niên vờ hỏi đường, rồi bỏ đi. “Đổi thay nhiều lắm rồi. Vài năm trước, cướp giật còn nhiều chứ bây giờ ở trung tâm mà cướp giật là xác định bị bắt ngay. Nghiệp vụ công an bây giờ hay lắm, camera an ninh phủ khắp nhờ đó phá án nhanh hơn”, ông Tuấn khẳng định.

Gia đình chị Đ. bán quán ăn, nước uống trên đường Nguyễn Thái Học (Q.1) hơn 20 năm, có cùng nhìn nhận như ông Tuấn về TP.HCM đã thay đổi đáng kinh ngạc. Trong đó, có cả vấn đề về ANTT, đặc biệt nhất là cướp giật giảm mạnh.

Theo chị Đ., ở các quận trung tâm TP.HCM hằng ngày có rất nhiều khách quốc tế đến du lịch tham quan, vui chơi. Từ đó, tội phạm cũng xuất hiện, vấn nạn trộm, cướp giật tài sản của người nước ngoài xảy ra khá phổ biến làm xấu đi hình ảnh của thành phố. Nhưng những năm gần đây, đặc biệt năm 2024 đến nay, tình hình tội phạm đường phố giảm mạnh, ít gặp tình trạng cướp giật như xưa, khiến cho người kinh doanh, buôn bán ở TP.HCM cũng yên tâm.

Bài viết liên quan  Thanh niên Đà Nẵng hăng hái lên đường nhập ngũ năm 2025

Anh Hoàng Việt Chinh (quê Thừa Thiên – Huế) vào TP.HCM lập nghiệp, đi làm nhiều năm nay và hiện thuê trọ trên địa bàn Q.Tân Phú. Trước đây, anh Chinh cũng tham gia vào các nhóm, hội trên trang mạng xã hội Facebook. Các trang này chuyên cung cấp, chia sẻ thông tin, tin tức xảy ra trên địa bàn Q.Tân Phú. Khi có một sự vụ gì xảy ra trên địa bàn, người dân quay clip, đưa hình ảnh lên trang mạng xã hội để mọi người cùng biết, cảnh giác. Do đó, anh Chinh biết được, có nhiều vụ trộm, cướp đã xảy ra trên địa bàn.

Tuy nhiên, dù đã phòng ngừa nhưng chính bản thân anh Chinh cũng bị trộm đột nhập phòng trọ lấy đi nhiều tài sản.

Theo đó, năm 2022, anh Chinh đến thuê ở tại khu trọ trên đường D6 (P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú). Khi đó, anh bị kẻ gian đột nhập phòng trọ lấy đi 1 điện thoại, 1 dây chuyền vàng, 1 nhẫn vàng, tổng giá trị bị mất gần 30 triệu đồng. Anh Chinh đã trình báo công an nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa lấy lại được tài sản.

Cũng theo anh Chinh những năm trước đây, trên địa bàn Q.Tân Phú anh sống nói riêng và các địa bàn khác nói chung tình hình ANTT còn nhiều diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nạn trộm, cướp giật đã giảm hẳn. Cụ thể, các trang hội nhóm, anh tham gia trước đây người dân gửi bài đăng thông tin trộm, cướp giật xảy ra liên tục để cảnh báo người dân, nhưng thời gian gần đây đã thưa dần. Thậm chí cả một thời gian dài không có thông tin nào trộm, cướp được người dân chia sẻ lên hội nhóm.

“Không như trước đây có những vụ việc như trộm cắp trong thời gian dài, công an mới phá án được. Bây giờ thời đại công nghệ số hết rồi, camera an ninh hỗ trợ rất lớn giúp công an phá án nhanh. Trộm, cướp bây giờ hết đường sống”.

Cũng theo anh Chinh, để đảm bảo an toàn, an ninh, hiện anh cũng tìm khu trọ mới. Ưu tiên của anh là những khu trọ có an ninh tốt, trang bị camera an ninh để sinh sống, khi quyền lợi bị xâm phạm sẽ được lực lượng chức năng can thiệp, xử lý tốt hơn… (còn tiếp)

Theo số liệu của Công an TP.HCM, năm 2022, tội phạm liên quan cướp, cướp giật, trộm cắp, lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản giảm 295 vụ so với năm 2021. Đến năm 2023, tỷ lệ này tiếp tục được kéo giảm, cụ thể, trong năm 2023 xảy ra 4.829 vụ án liên quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu; so với cùng kỳ 2022, giảm 146 vụ (tương ứng 2,93%). Trong năm 2024, án cướp giật tài sản xảy ra 465 vụ (giảm 161 vụ), lực lượng đã khám phá 448 vụ (đạt tỷ lệ 96,34%); về án cướp tài sản, xảy ra 101 vụ (giảm 12 vụ, tương đương 10,62%), đã điều tra khám phá 100 vụ (chiếm 99%); trộm cắp tài sản có 2.108 vụ (giảm 746 vụ, tương đương 26,14%).

Nguồn: https://vietgiaitri.com/trung-ta-viet-nam-ke-chuyen-sau-man-dancesport-gay-sot-voi-quan-nhan-trung-quoc-tai-nga-20250512i7439593/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTEyfDA4OjU5OjM0