COVID-19 lây lan tại Thái Lan với hơn..

COVID-19 lây lan tại Thái Lan với hơn..
COVID-19 lây lan tại Thái Lan với hơn..

COVID-19 lây lan tại Thái Lan với hơn 53.000 ca nhiễm, 16 ca không qua khỏi, quan chức khẳng định: “Không có lý do để cảnh báo”

Bộ trưởng Y tế Công cộng Thái Lan – ông Somsak Thepsutin – kêu gọi người dân không hoảng sợ trước đợt gia tăng ca mắc Covid-19 gần đây, khẳng định bệnh này hiện đã trở thành bệnh lưu hành và đa số chỉ gây triệu chứng nhẹ.

Ngày 13/5, Báo Pháp luật Đời sống đưa tin về “COVID-19 lây lan tại Thái Lan với hơn 53.000 ca nhiễm, 16 ca tử vong, quan chức khẳng định: “Không có lý do để cảnh báo”

Thái Lan lên tiếng về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới khiến hàng chục ca tử vong Bê bối mới của hãng Moderna do vi phạm quy định tiêm vaccine ngừa COVID-19 Nguy cơ gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tại Thái Lan

Từ ngày 1/1 đến 10/5, Thái Lan ghi nhận 53.676 ca mắc và 16 ca tử vong do Covid-19. Riêng Bangkok chiếm nhiều nhất với 16.723 ca, đạt đỉnh trong tuần 27/4 – 3/5 với 14.349 ca và 2 ca tử vong. Các tỉnh khác có số ca đáng chú ý gồm Chon Buri (1.177), Nonthaburi (866) và Rayong (553). Tuy nhiên, số ca mới đã giảm xuống còn 12.543 trong tuần 4 – 10/5.

Nhiều người đeo khẩu trang trên thuyền dọc theo Sông Chao Phraya vào ngày 15 tháng 1 (Ảnh: Chanat Katanyu)

Ông Somsak – Bộ trưởng Y tế Công cộng Thái Lan, cho biết sự gia tăng ca nhiễm gần đây chủ yếu do yếu tố thời tiết và các hoạt động tụ tập đông người. “Covid-19 giờ là bệnh lưu hành quanh năm. Mặc dù dễ lây, nhưng mức độ nghiêm trọng đã giảm,” ông nói.

Bộ trưởng Somsak nhấn mạnh “không có lý do để báo động”. Người dân cần bình tĩnh, duy trì cảnh giác và tuân thủ các biện pháp y tế như đeo khẩu trang nơi công cộng. Những ai có triệu chứng như sốt, ho, đau họng hoặc mệt mỏi nên xét nghiệm ngay bằng bộ kit ATK. Nếu dương tính, cần tự cách ly, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc – đặc biệt với người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh nền – và thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh cá nhân. Trường hợp chuyển biến nặng nên tìm đến cơ sở y tế kịp thời.

Bài viết liên quan  Mẹ chồng mắng khi thấy con dâu không chịu dọn dẹp nhà cửa, khi biết sự thật lại hối hận vô cùng

Ngày 14/5, Báo VietnamNet đưa tin về “Dịch Covid-19 trở lại ở nhiều nước châu Á”. Nội dung như sau:

Mức độ nghiêm trọng và cách ứng phó của từng nơi có sự khác biệt đáng kể. Giới chức y tế khuyến cáo người dân không chủ quan, đặc biệt với người cao tuổi và nhóm dễ bị tổn thương.

Từ ngày 1/1 đến 10/5, Thái Lan ghi nhận 53.676 ca mắc và 16 ca tử vong vì Covid-19. Bangkok là nơi báo cáo nhiều ca nhất với 16.723 người dương tính, đỉnh điểm là tuần từ 27/4 đến 3/5 với hơn 14.000 ca. Tuy nhiên, số ca nhiễm đã giảm xuống 12.543 trong tuần tiếp theo.

Bộ trưởng Y tế Somsak Thepsutin trấn an công chúng không cần hoảng loạn trước sự gia tăng của dịch, vì hiện nay Covid-19 đã được xếp bệnh là đặc hữu, đa phần chỉ gây triệu chứng nhẹ. Các tỉnh như Chon Buri, Nonthaburi và Rayong cũng có số ca nhiễm cao. Ông Somsak cho biết sự gia tăng chủ yếu do các yếu tố mùa vụ và tụ tập đông người lễ hội té nước Songkran.

“Covid-19 hiện là bệnh đặc hữu quanh năm, dù dễ lây lan nhưng mức độ nghiêm trọng đã giảm,” ông nói, đồng thời khuyến nghị người dân tiếp tục đeo khẩu trang, xét nghiệm bằng kit nhanh khi có triệu chứng, tránh tiếp xúc với người có nguy cơ cao nếu dương tính.

Số ca Covid-19 tại Singapore cũng tăng, từ 11.100 ca tuần trước lên 14.200 ca trong tuần từ 27/4 đến 3/5. Số người cần chăm sóc đặc biệt giảm từ 3 còn 2, số người nhập viện tăng từ 102 lên 133 người. Bộ Y tế và Cơ quan Quản lý Bệnh truyền nhiễm Singapore nhận định đây là tình trạng theo chu kỳ, tương tự các bệnh đường hô hấp khác. Hai biến thể chính lưu hành là LF.7 và NB.1.8, đều là hậu duệ của JN.1 – hiện đã có vaccine phòng ngừa các chủng này.

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay, 8-5: Sụt giảm sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed

“Điều quan trọng là hệ thống y tế của chúng ta có thể quản lý được sự gia tăng ca bệnh”, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung nhấn mạnh.

Chính phủ khuyến khích người từ 60 tuổi trở lên, người dễ tổn thương, nhân viên y tế và người sống cùng nhóm nguy cơ tiêm thêm liều vaccine nhắc lại một năm sau liều gần nhất. Ngoài ra, bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vaccine mới nếu muốn.

Singapore tiếp tục duy trì khuyến cáo về vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi có triệu chứng và hạn chế tiếp xúc nếu thấy không khỏe.

Người dân đi lại trên đường phố Singapore. Ảnh: Strais Times

Tại Trung Quốc đại lục, các chuyên gia ghi nhận số ca nhiễm tăng nhẹ trong hai tháng qua, song nhấn mạnh tình hình vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát. Tỷ lệ dương tính Covid-19 trong tổng số ca bệnh triệu chứng giống cúm tăng từ 7,5% lên 16,2% trong giai đoạn 31/3 đến 4/5. Trong các ca viêm hô hấp cấp tính nặng, tỷ lệ dương tính tăng từ 3,3% lên 6,3%.

Covid-19 hiện đã vượt qua rhinovirus, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây triệu chứng giống cúm tại các phòng khám và khoa cấp cứu. Các tỉnh phía Nam nước này có tỷ lệ dương tính cao hơn so với phía Bắc, nhưng tại một số khu vực đợt tăng đã bắt đầu chững lại.

Chuyên gia Cai Weiping từ Quảng Châu cho rằng sự gia tăng này phù hợp với mô hình dự đoán, do mức độ kháng thể trong dân số suy giảm khoảng 10 tháng sau đợt dịch gần nhất.

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay ngày 14/2: Tăng mạnh ngày Lễ tình nhân

Tình hình tại Hong Kong đáng lo ngại hơn, khi số ca tử vong tăng mạnh từ 3 ca trong tháng trước lên 26 ca trong tháng này, theo ông Albert Au, người đứng đầu Chi nhánh Bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe.

Hong Kong ghi nhận 75 ca nặng ở người lớn trong tháng qua, trong đó 85% là người trên 65 tuổi và gần 64% sống trong viện dưỡng lão. Đáng lưu ý, hơn 95% số ca nghiêm trọng là người mắc bệnh nền và chưa tiêm liều vaccine nhắc lại trong sáu tháng qua.

Tỷ lệ xét nghiệm dương tính mẫu hô hấp đạt 11,42% trong 4 tuần gần đây, cao nhất trong gần một năm. Ngoài ra, có 32 đợt bùng phát trong viện dưỡng lão, ảnh hưởng đến 177 cư dân, 60% là người chưa tiêm vaccine. Chỉ trong hai ngày đầu tuần này, Hong Kong đã ghi nhận thêm 5 đợt bùng phát nữa.

Giáo sư Ivan Hung từ Đại học Hong Kong khuyến nghị trẻ em, người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính nên tiêm vaccine sớm nhất có thể.

Tại Đài Loan, số lượt khám và cấp cứu liên quan đến Covid-19 gần chạm mốc 10.000 trong tuần từ 4/5 đến 10/5, tăng 66% so với tuần trước. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp ghi nhận xu hướng tăng. Dù vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, giới chức cảnh báo đỉnh dịch năm nay có thể đến sớm hơn, vào tháng 6 thay vì tháng 7 như năm ngoái.

CDC Đài Loan ghi nhận 6 ca tử vong và 34 ca nặng trong tuần đầu tháng 5. Giới chức cho biết hiện số ca mới đạt khoảng 40% so với đỉnh năm ngoái (134.000 ca mỗi tuần), cho thấy tình hình vẫn cần giám sát chặt.