Phép nhiệm màu khiến cả nước rơi lệ: Thật sự không ai tin nổi

Phép nhiệm màu khiến cả nước rơi lệ: Thật sự không ai tin nổi
Phép nhiệm màu khiến cả nước rơi lệ: Thật sự không ai tin nổi

(Dân trí) – Đi lạc tại ga Hà Nội cách đây 57 năm, bà Nguyễn Thị Thủy (hiện sống ở Bắc Giang) chưa từng nghĩ có một ngày mình được trở về trong vòng tay của người cha ruột tại Hà Nội.

Cuối tháng 4, bà Nguyễn Thị Thủy (sống ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) run run cầm nén hương, dâng lên bàn thờ gia tiên tại căn nhà của ông Chu Nghiêm – bố ruột của bà – ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má, bà nghẹn ngào gục đầu vào vai bố trong khoảnh khắc đoàn tụ xúc động sau 57 năm thất lạc.

Ngày trở về, bà Thủy hạnh phúc vì được gặp lại gia đình và người thân, nhưng nỗi đau lớn nhất là mẹ ruột đã qua đời cách đây 5 năm. Vợ ông Chu Nghiêm ra đi mang theo nỗi nhớ thương khôn nguôi và khát khao được gặp lại con gái bị thất lạc dù chỉ một lần.
Bà Thủy (tên trước khi đi lạc là Tuyết Mai) không giấu được xúc động khi đoàn tụ với bố ruột (Ảnh: Phú Khánh).

“Tôi không bao giờ nghĩ sẽ có một ngày được gặp lại bố. Mọi chuyện đến như một giấc mơ”, bà Thủy chia sẻ với phóng viên Dân trí.

Những mảnh ký ức mơ hồ về quá khứ

Trước khi gặp lại bố, bà Thủy sống tại huyện Hiệp Hòa, cách Hà Nội khoảng 60km. Bà có tuổi thơ êm đềm, được cha mẹ nuôi chăm sóc bằng tất cả tình thương.

Suốt nhiều năm, người phụ nữ này không biết mình là con nuôi, vì bố mẹ giấu kín bí mật này. Mọi chuyện chỉ được tiết lộ, khi một người hàng xóm vô tình chia sẻ: “Cháu là con nuôi, được đưa về từ Hà Nội lúc còn rất nhỏ”.

Theo lời bố mẹ nuôi kể lại, trong một lần xuống Hà Nội, hai vợ chồng tình cờ nhìn thấy một cụ bà bế bé gái đang khóc gần ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội). Sau khi biết đứa trẻ bị lạc gia đình, ông bà ngỏ ý xin về làm con nuôi, đặt tên là Nguyễn Thị Thủy và khai sinh năm 1967.

Từ khi biết mình là con nuôi, bà Thủy chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tìm gia đình ruột thịt vì bố mẹ nuôi đối xử rất tốt với bà.

“Thời điểm bị thất lạc, tôi mới khoảng 1 tuổi, không thể lưu giữ được bất cứ ký ức nào về bố mẹ đẻ. Nhiều người động viên tôi đi tìm gia đình nhưng hành trình đó không khác gì mò kim đáy bể”, bà nói.

Thời gian lặng lẽ trôi, bà Thủy lập gia đình, sinh con, rồi tất bật với vai trò làm mẹ, làm vợ, làm dâu… Quá khứ thất lạc dần lùi vào một góc sâu trong tâm trí như mảnh ký ức ngày càng mờ đi.

Bài viết liên quan  Phụ cấp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố 2025

Thế nhưng, bước ngoặt số phận lại một lần nữa đến với bà Thủy. Đầu năm nay, một người quen tình cờ xem đoạn video trên mạng xã hội về hoàn cảnh của ông Chu Nghiêm (sống ở Hà Nội) trải qua nhiều năm ròng rã tìm kiếm con gái bị thất lạc tại khu vực ga Hàng Cỏ hồi năm 1968.

Trong đoạn video, ông Nghiêm với mái tóc bạc, giọng nghẹn lại khi nhắc đến đứa con gái tội nghiệp. Ông kể, năm 1968, gia đình sống ở số nhà 120 đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn), gần Bưu điện ga Hàng Cỏ. Vợ chồng ông Nghiêm có con gái đầu là Chu Thị Tuyết Mai.

“Ngày 16/12/1968, Tuyết Mai ra cửa Bưu điện ga Hàng Cỏ chơi rồi bị thất lạc. Khi ấy, con gái tôi mặc chiếc áo sơ mi hoa kẻ sọc nâu, ngoài là váy hoa đỏ, xanh bằng vải lanh Liên Xô, da hơi ngăm đen, mặt trái xoan, dưới tai có sẹo”, ông Nghiêm hồi tưởng.
Nhiều giấy tờ được ông Chu Nghiêm giữ cẩn thận suốt nhiều năm (Ảnh: Phú Khánh).

Sau khi phát hiện con gái thất lạc, gia đình ông tá hỏa đi tìm quanh ga Hàng Cỏ và các khu vực khác tại Hà Nội. Nhiều năm sau đó, mỗi khi có chút thông tin, ông còn đi bộ vào các bản làng ở vùng núi, đạp xe về vùng quê xa xôi nhưng vẫn không tìm thấy Tuyết Mai.

“Gia đình có thông tin lên đài phát thanh và báo với công an nhưng thông tin về cháu quá ít ỏi nên không tìm được. Gần 60 năm qua, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ từ bỏ việc tìm kiếm con gái”, ông Nghiêm chia sẻ.

Bước ngoặt của số phận

Xem xong đoạn video về hoàn cảnh của ông Chu Nghiêm được người quen gửi, bà Thủy bần thần hồi lâu rồi cố gắng xâu chuỗi lại ký ức rời rạc và lời kể đứt đoạn của bố mẹ nuôi năm xưa. Sau nhiều đêm trăn trở, người phụ nữ này quyết định khăn gói xuống Hà Nội.

“Tôi mong muốn tìm được bố mẹ ruột nhưng niềm hy vọng đó rất mong manh. Tôi thầm nghĩ, sau hơn nửa thế kỷ, biết đâu mình có thể tìm lại được cội nguồn”, bà Thủy tâm sự.

Bà Thủy dâng nén nhang lên bàn thờ mẹ và gia tiên (Ảnh: Phú Khánh).

Cầm trên tay chiếc điện thoại có lưu hình ảnh ông Chu Nghiêm, bà Thủy lặng lẽ đi quanh khu vực ga Hà Nội – nơi năm xưa được cho là điểm bắt đầu của sự chia ly. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, khung cảnh nơi bà từng bị lạc đã đổi thay đến ngỡ ngàng.

Những con phố cũ giờ mang diện mạo mới, nhà cửa san sát, dòng người tấp nập. Nhiều hộ dân đã chuyển đi nơi khác, người mới đến không ai biết gì về ông Chu Nghiêm hay chuyện đứa trẻ bị lạc.

Bài viết liên quan  Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra ‘điểm kinh doanh gạo lề đường’

Được sự chỉ dẫn của người dân, bà Thủy tìm đến Tổ công tác của Công an phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, đang làm nhiệm vụ tại ga Hà Nội, để nhờ hỗ trợ.

“Sau khi nghe tôi kể câu chuyện tìm gia đình, các đồng chí ở Công an phường Cửa Nam đã nhiệt tình hỗ trợ, tìm kiếm thông tin. Bằng nghiệp vụ tra cứu dữ liệu thông tin, cán bộ công an đã liên lạc được với người đàn ông tên là Chu Nghiêm”, bà Thủy cho biết.

Tại trụ sở Công an phường Cửa Nam, ông Chu Nghiêm và bà Thủy trò chuyện và khớp nối các thông tin.

Với ông Chu Nghiêm, dù trong lòng khấp khởi hy vọng khi nhiều chi tiết trùng khớp một cách kỳ lạ, từ năm thất lạc, địa điểm, thậm chí cả nét mặt của bà Thủy, nhưng gia đình vẫn thận trọng.

Bởi, trong suốt hành trình dài mấy chục năm tìm con, ông từng không ít lần nhen nhóm hy vọng rồi lại hụt hẫng khi kết quả xét nghiệm ADN khẳng định không cùng huyết thống.
Bà Thủy nghẹn ngào tựa vào vai bố (Ảnh: Phú Khánh).

Sau khi lấy mẫu gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN, bà Thủy sống trong tâm trạng thấp thỏm với đủ cung bậc cảm xúc từ nhen nhóm hy vọng cho đến nỗi lo lắng kết quả không như ý.

“Hai ngày sau, bố gọi cho tôi nói “xuống nhà bác, cùng mở tờ kết quả”. Trên chuyến xe xuống Hà Nội, tôi hồi hộp không yên”, bà Thủy nhớ lại.

Tại nhà của ông Chu Nghiêm, giây phút chiếc bì thư được hé mở, thông tin khẳng định bà Thủy và ông Nghiêm có mối quan hệ huyết thống rõ ràng trước mặt, cả nhà không cầm được nước mắt.

“Lúc đó, tôi vỡ òa hạnh phúc, nước mắt tuôn rơi. Những người có mặt tại nhà bố đều ngỡ ngàng, vì chưa thể tin đó là sự thật”, bà Thủy bộc bạch.

Đúng ngày 30/4 – sinh nhật của ông Chu Nghiêm – hai bố con chính thức đoàn tụ sau 57 năm ly biệt.

Thời gian qua, cuộc sống của bà Thủy và bố ruột không có quá nhiều xáo trộn. Bà tiếp tục sống ở Bắc Giang, thỉnh thoảng xuống thăm ông Chu Nghiêm và các em.

“Tôi rất hạnh phúc và mãn nguyện khi tìm lại được con gái thất lạc. Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn các đồng chí Công an phường Cửa Nam đã nỗ lực tìm kiếm thông tin và kết nối”, ông Chu Nghiêm bày tỏ.

Bài viết liên quan  Chồng tôi cao ráo, ưa nhìn, làm giám đốc, thương yêu vợ con, không chơi bời g::á::i g::ú, luôn tranh thủ lúc rảnh đưa vợ con đi chơi, du lịch. Khuyết điểm duy nhất của anh có lẽ là không có nhiều thời gian dành cho vợ con. Để rồi tôi lỡ tr::ót d::ại nhận lời đi chơi và vào khách sạn với 1 người đàn ông kém chồng tôi về mọi mặt.

Với bà Thủy, niềm hạnh phúc không chỉ đến từ việc tìm lại được cội nguồn sau gần 60 năm lưu lạc, mà giờ đây người phụ nữ này có thêm 3 người em ruột.

“Điều hạnh phúc nhất là từ những ngày đầu tiên gặp lại, các em rất thân thiết, yêu thương, quý mến tôi. Chúng tôi đang nối lại sợi dây tình cảm sau nhiều năm ngắt quãng”, bà Thủy chia sẻ.

Điều tiếc nuối của bà sau hành trình tìm lại gia đình là mẹ ruột không còn nữa. Tuy nhiên, người phụ nữ này mong muốn câu chuyện đoàn tụ như phép màu sẽ giúp bố có thêm động lực và niềm vui để sống lâu cùng con cháu.

“Cuộc đời bố đã trải qua nhiều vất vả vì tôi bị thất lạc. Tôi muốn bố có thể tận hưởng những ngày tuổi già thật an yên bên con cháu, trút bỏ mọi gánh nặng sau nhiều năm lao tâm khổ tứ tìm con gái”, con gái ông Chu Nghiêm chia sẻ.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, đại diện Công an phường Cửa Nam xác nhận có câu chuyện đoàn tụ của bà Nguyễn Thị Thủy với bố là ông Chu Nghiêm.

Vị đại diện cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin từ bà Thủy, cán bộ công an đã nỗ lực tra cứu trên hệ thống dữ liệu về dân cư và kết nối được với ông Chu Nghiêm. Nhờ vậy, hai bố con đã được đoàn tụ sau 57 năm thất lạc.

News

Giá vàng ngay lúc này: Trời ạ giảm như chưa bao giờ được giảm

Giá vàng hôm nay 18/5/2025 trên thế giới kết thúc tuần giữ được mốc 3.200 USD/ounce, sau nhiều lần điều…

Quy định mới về độ t:.uổi cán bộ xã, phường sau sáp nhập: Quá hợp lý rồi, bà con vỗ tay

Bạn đọc Anh Bình (Nam Định) hỏi: “Bố trí cán bộ, công chức Hà Nội như thế nào khi sắp xếp đơn…

Giá vàng tối nay: Trời ơi chuyện gì xảy ra vậy? Sao rẻ thế?

Cập nhật giá vàng chốt phiên 17.5: Giá vàng trong ngắn hạn nhận dự báo kém tích cực từ giới chuyên…

Giá vàng ngay lúc này: Trời ơi như thiên đường, quá tuyệt vời

(NLĐO) – Giá vàng thế giới sụt giảm đáng kể khi Hoa Kỳ và Trung Quốc có dấu hiệu làm…

Dược sĩ Phạm Ngọc Tiến bị b:.ắ:.t: Trời ơi 100 tấn TPCN, thiết bị y tế g:.i:.ả, quá kinhkhung

Công an TP Hà Nội vừa triệt phá chuyên án, thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết…

Giá vàng ngay lúc này: Trời ơi về vạch xuất phát rồi bà con ơi, mừng quá rồi

Giá vàng hôm nay 16/5/2025 trong nước vàng SJC lại lao dốc, mỗi lượng giảm gần 3 triệu đồng (chiều…




End of content

No more pages to load

Next page