HLV bị khởi tố vì bớt xén tiền VĐV

HLV bị khởi tố vì bớt xén tiền VĐV
HLV bị khởi tố vì bớt xén tiền VĐV

Một lần nữa, địa hạt thể thao thành tích cao xuất hiện một HLV bị cáo buộc bớt xén tiền, chế độ của VĐV.. Câu chuyện lần này diễn ra ở một địa phương, không ồn ào như các đội tuyển quốc gia trước đây, nhưng để lại nhiều nghi vấn cùng hình ảnh xấu của ngành thể thao trong mắt công chúng.

Bớt xén kinh phí của học sinh dân tộc nội trú, một hiệu trưởng ở Lào Cai bị bắt

Bớt xén ít, lâu thành nhiều

Không gây rúng động xã hội như câu chuyện ở đội tuyển bóng bàn trẻ hay tuyển thể dục dụng cụ quốc gia trước đó, nhưng ông Tôn Quý Hòa, HLV trưởng đội đá cầu Nghệ An đã phải trả giá lớn hơn rất nhiều.

HLV Tôn Quý Hòa nghe đọc lệnh khởi tố tại nhà riêng.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú TP Vinh), Huấn luyện viên trưởng bộ môn Đá cầu tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Nghệ An, về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Một lần nữa, câu chuyện bớt xén, ăn chặn tiền VĐV trong thể thao thành tích cao được xác nhận là điều có thật.

Theo Cơ quan điều tra, trong 4 năm qua, ông Hòa chiếm đoạt của 3 VĐV hơn 200 triệu đồng. Hành vi chiếm đoạt của HLV trên đã diễn ra từ năm 2021 tới nay, tức trong vòng 3-4 năm. Với tổng số tiền chiếm đoạt là 200 triệu, trung bình mỗi tháng, con số là 4-5 triệu đồng. Số tiền này tương đương chế độ hàng tháng của một VĐV.

Số tiền ăn chặn, bớt xén cũng giống như hành vi tích tiểu thành đại. Dù chỉ có vài ba triệu mỗi tháng, tổng tiền chiếm đoạt sẽ nhân lên thành hàng chục triệu trong 1 năm, và có thể lên tới cả trăm triệu đồng trong 3-4 năm.

Khoảng 1 năm trước, bóng đá Khánh Hòa xảy ra câu chuyện tương tự. Hai HLV thuộc các đội bóng trẻ Khánh Hòa là Đặng Đạo và Nguyễn Tý bị tố cáo sai phạm liên quan đến việc chiếm đoạt, giữ tiền chế độ cầu thủ trẻ. Hai người này sau đó bị buộc thôi việc từ địa phương chủ quản. Đây là tin sốc, đặc biệt với trường hợp của Đặng Đạo, cựu “Vua phá lưới” quốc gia.

Bài viết liên quan  Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Luật mới nhất năm 2025: Mọi người cần nắm rõ

Có một mẫu số chung trong những trường hợp ăn chặn, bớt xén chế độ vận động viên bị phanh phui những năm gần đây. Nó không chỉ tồn tại ở các đội tuyển quốc gia, mà đã hiện diện ở các đội địa phương trong thời gian dài. Số tiền bị chiếm đoạt, vì thế, cũng cộng dồn từ những khoản nhỏ thành lớn, khiến tình hình vụ việc càng trở nên nghiêm trọng.

Hậu quả trong ngắn hạn…

Việc HLV Đặng Đạo bị kỷ luật và phải thôi việc thực sự là tin chấn động trong giới bóng đá Việt Nam. Bởi trong quá khứ, ông được xem như chân sút lừng danh ở sân chơi quốc nội. Khi chuyển sang công tác huấn luyện, HLV Đặng Đạo cũng tạo một số dấu ấn nhất định ở các đội trẻ Khánh Hòa.

Trong câu chuyện của đội đá cầu Nghệ An, việc HLV Tôn Quý Hòa bị khởi tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của bộ môn. Bởi, trong những năm gần đây, Nghệ An là một trong những địa phương sở hữu đội đá cầu rất mạnh. Nhiều VĐV Nghệ An thường xuyên vô địch tại các giải quốc gia, thậm chí đại diện cho Việt Nam dự các giải đấu quốc tế.

Không ít VĐV đá cầu Nghệ An từng giành HCV châu Á như Lê Anh Đức, hoặc HCB thế giới như Lê Công Tài. Nghệ An cũng là địa phương thường xuyên đăng cai các giải đá cầu quốc gia. Đó là những giải đấu được đánh giá cao về mặt chuyên môn, thu hút không ít khán giả đến trực tiếp theo dõi.

Việc HLV Tôn Quý Hòa bị khởi tố, cũng như thành tích bộ môn Đá cầu đi xuống, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chung của thể thao Nghệ An trong thời gian tới. 1 năm nữa, Đại hội Thể thao Toàn quốc 2026 sẽ chính thức diễn ra. Đây là giải thể thao đặc biệt quan trọng, quyết định vị thế của nhiều đơn vị.

Bài viết liên quan  Tổ Tiên dặn dò: ‘Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi’, tại sao?

Với trường hợp của thể thao Nghệ An, 3 năm trước, ở Đại hội Thể thao Toàn quốc 2022, họ giành được 13 HCV, 15 HCB, 28 HCĐ, xếp hạng 18 toàn đoàn. Đây là thành tích không tệ, nhưng bị kết luận là “không đạt mục tiêu đã đề ra”. Bởi, chỉ tiêu đơn vị đăng ký trước giải là 14 HCV.

Tại một giải thể thao quan trọng như Đại hội Thể thao Toàn quốc, khi địa phương không đạt chỉ tiêu đề ra, tất cả sẽ tìm đến một vài bộ môn để chịu trách nhiệm.

“Trong vòng 1 tháng sau khi Đại hội khép lại, chúng tôi liên tục được yêu cầu nhóm họp, kiểm điểm, sau đó viết tường trình, rút kinh nghiệm. Hậu quả thực sự nặng nề, nhưng ít ra, chúng tôi vẫn giữ được bộ môn. Có những HLV phải nhận kỷ luật, thậm chí bộ môn bị giải tán vì không đạt được mục tiêu đề ra”, một người trong cuộc cho biết.

Khi tin dữ được phát đi tại đội Đá cầu Nghệ An, HLV nói trên chia sẻ bằng vẻ mặt buồn bã. Những người có hành vi sai trái sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, điều làm cho HLV này buồn là bởi, anh lo lắng trước viễn cảnh đội đá cầu đi xuống sẽ khiến chỉ tiêu HCV Đại hội 2026 bị đẩy sang những bộ môn khác.

“Di chứng” dài hạn

Cán bộ có trình độ chuyên môn bị kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý, hay thành tích địa phương đi xuống không phải hậu quả lớn nhất sau những câu chuyện ăn chặn chế độ VĐV. Viễn cảnh u ám chỉ thực sự diễn ra trong 5-10 năm tới, nếu như những sai phạm tiếp tục bị phát hiện.

Chuyện về những VĐV nghèo vượt khó đạt thành tích ở đấu trường quốc tế đã trở thành động lực, truyền cảm hứng qua nhiều thế hệ. Tấm HCV Olympic Rio của Hoàng Xuân Vinh là đỉnh cao của những hình ảnh, câu chuyện đẹp trong ngành thể thao. Nhưng kể từ đó, thành tích của thể thao Việt Nam tại sân chơi quốc tế lại không hề khá lên.

Bài viết liên quan  Cô gái sinh năm 1994 có khoản nợ xấu 4,9 tỷ đồng, bị ngân hàng khởi kiện vì không trả tiền, toà án khẳng định: “Khách hàng qua đời từ 25 năm trước”

Ông Tôn Quý Hòa (giữa) từng xây dựng đội Đá cầu Nghệ An trở thành đội mạnh với nhiều tuyển thủ xuất sắc.

Vì sao sau 15-20 năm, khi thể chất người Việt dần được cải thiện, thu nhập và đãi ngộ cho VĐV tăng lên, nhưng thành tích của thể thao Việt Nam tại đấu trường thế giới lại giảm đi? Phải chăng có mối liên hệ nhất định giữa những câu chuyện phản cảm trong ngành thể thao với thành tích?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta có thể hỏi trực tiếp những HLV phụ trách công tác tuyển mộ VĐV. Họ thừa nhận rằng, việc tìm và đào tạo VĐV có tố chất tốt ngày càng khó khăn trong những năm gần đây. Nhiều bộ môn thậm chí phải cố gắng “lựa cơm gắp mắm” với những người hiện có.

Từ những tấm gương nghèo vượt khó, thể thao Việt Nam giờ đây được nhắc đến không ít lần bởi một vài sự việc tiêu cực. Giống như cảnh “con sâu làm rầu nồi canh”, trong dài hạn, điều này khiến thể thao Việt Nam mang một hình ảnh rất xấu. Điều đó khiến các gia đình sẽ không sẵn sàng để con mình theo đuổi thể thao thành tích cao, dù sự thật là VĐV Việt Nam hiện có thu nhập không hề thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Thay vào đó, họ định hướng cho con hướng đến việc học văn hóa, cũng như tìm công việc ổn định, ít tổn hại đến sức khỏe thay vì trở thành VĐV.

“Tôi còn nhớ khoảng 20 năm trước, thời mình còn thi đấu, VĐV có tố chất tốt không hề thiếu. Khi ấy, HLV và bộ môn luôn phải đau đầu với việc lựa chọn giữa các cá nhân nổi trội. Nhưng bây giờ, số VĐV trong tay tôi có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chỉ mong hình ảnh thể thao được nhắc đến tích cực hơn, để những người làm công việc chân chính không phải mang tiếng xấu”, một HLV tâm sự.