
Khẳng định không chiếm đoạt tiề.n của các trái chủ, bà Trương Mỹ Lan cho rằng mình đã cho SCB mượn các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để ngân hàng này phát hành trái phiếu.
Hôm (28/3), phiên xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục phần xét hỏi của luật sư với các bị cáo.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáoTrương Mỹ Lan khai, vào thời điểm đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu bị cáo chỉ ăn cơm bình thường với bà Nguyễn Phương Hồng (thành viên HĐQT, cựu Phó TGĐ Ngân hàng SCB) và một số bị cáo khác chứ không phải là họp bàn.
Cũng theo bà Lan, do bà Hồng muốn bảo vệ Ngân hàng SCB nên đã chủ động trong việc phát hành trái phiếu và việc bà Hồng phát hành trái phiếu Setra bị cáo cũng không biết.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
“Nếu muốn chiếm dụng số tiề.n hơn 30.000 tỷ đồng, với tầm cỡ của Vạn Thịnh Phát lúc bấy giờ thì bị cáo có thể phát hành nhiều trái phiếu hơn. Nhưng do thời điểm đó SCB rất cần tiề.n nên bị cáo mới cho mượn các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát để ngân hàng phát hành trái phiếu”- bà Trương Mỹ Lan trần tình.
Video đang HOT
Theo bản án sơ thẩm, bà Nguyễn Phương Hồng là người đề xuất và tham gia họp bàn chủ trương phát hành trái phiếu cùng bị cáo Trương Mỹ Lan và các nhân sự chủ chốt của Ngân hàng SCB. Công ty CP Chứng khoán Tân Việt và các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được lựa chọn phát hành trái phiếu có nhiệm vụ lên phương án, điều phối dòng tiề.n, quản lý, theo dõi, sử dụng tiề.n thu được từ nguồn trái phiếu.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Khai tại tòa, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) cho rằng, SCB chỉ giới thiệu trái phiếu với khách hàng, còn việc ký mua bán ở đâu để đúng pháp luật thì ngoài hiểu biết của bị cáo. Cũng theo bị cáo Văn, tiề.n khách hàng mua trái phiếu đều chuyển vào tài khoản của Công ty CP Chứng khoán Tân Việt chứ không phải chuyển vào SCB.
Bị cáo Văn khai thêm, khi khách hàng được tư vấn mua trái phiếu để có lợi nhuận khác, SCB có hướng dẫn, tư vấn rõ ràng, không có hành vi ép buộc. Sau khi được tư vấn, khách có thể quyết định đầu tư hay không. Bị báo Văn cũng khẳng định, thông tin của trái phiếu được công bố đầy đủ trên sàn giao dịch chứng khoán theo quy định.
Bị cáo Văn đề nghị HĐXX xem xét việc bị cáo không tham gia gói trái phiếu Setra. “Mong HĐXX xem xét đảm bảo bản án minh bạch, công bằng, thấu tình đạt lý” – bị cáo Văn nói.
Cũng theo lờ.i kha.i của Văn, bị cáo không biết việc Nguyễn Phương Hồng chạy dòng tiề.n khống tại Ngân hàng SCB – chi nhánh Sài Gòn. “Nếu bị cáo biết chị Hồng thực hiện hành vi đó thì đã không cho phép”- bị cáo Văn khẳng định.
Phiên tòa tạm nghỉ tới ngày 3/4 sẽ tiếp tục.
Theo bản án sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống với tổng giá trị hơn 30.869 tỷ đồng, không có tài sản đảm bảo. Đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của trên 35.000 nhà đầu tư, không có khả năng thanh toán. |
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vì sao 46 nhân viên Ngân hàng SCB thoát lao lý?
Dù liên quan tới việc phát hành hoặc bán trái phiếu nhưng 46 cán bộ, nhân viên của Ngân hàng SCB thoát lao lý vì không biết chủ trương phát hành trái phiếu là trái luật của bà Trương Mỹ Lan.
TAND TPHCM đang xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Liên quan tới hành vi “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản trái phiếu”, ngoài 29 bị cáo bị truy tố, đưa ra xét xử còn có 46 cá nhân là cán bộ, nhân viên của SCB cũng liên quan tới hành vi này nhưng không bị xem xét trách nhiệm hình sự.
Theo kết quả điều tra, thực hiện chỉ đạo của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Trần Thị Minh Thảo (cựu Phó giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ – Ngân hàng SCB) phối hợp với Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) xây dựng kế hoạch, phương án, tài liệu… để đào tạo cho hơn 2.000 nhân viên sale thuộc 239 chi nhánh Ngân hàng SCB trên toàn quốc tư vấn bán sản phẩm trái phiếu.
Bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: TP
Tuy nhiên, Thảo không biết chủ trương phát hành trái phiếu của bà Trương Mỹ Lan trái quy định pháp luật; các tài liệu đào tạo nhân viên sale và tư vấn bán trái phiếu theo quy trình bán hàng như các sản phẩm khác tại Ngân hàng SCB, không có dấu hiệu đào tạo nhân viên sale lừa dối khách hàng mua trái phiếu. Bị cáo là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự.
Với 45 cá nhân là nhân viên tại Ngân hàng SCB liên quan tới việc đi lệnh dòng tiề.n khống tại các chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành đều thành khẩn khai báo; họ thừa nhận việc thực hiện, ký khống các chứng từ là sai quy định pháp luật.
Kết quả điều tra xác định 45 người này không biết chủ trương phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật, là người làm công hưởng lương, thực hiện theo chỉ đạo và bị lệ thuộc, không được hưởng lợi nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, 15 cá nhân đứng tên đại diện pháp luật, kế toán trưởng của 4 công ty phát hành trái phiếu gồm An Đông, Sunny World, Quang Thuận, Setra, cơ quan điều tra xác định, họ đều là những cá nhân được các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê trả công.
115 cá nhân được thuê ký chứng từ nộp, rút tiề.n tạo lập dòng tiề.n khống cho 4 công ty trên phát hành trái phiếu đều là người được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê, cơ quan điều tra xác định họ được trả tiề.n để đứng tên ký chứng từ.
Xét thấy, các cá nhân này không biết về chủ trương phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật, là người làm công hưởng lương, nhiều người không có việc làm ổn định. Quá trình điều tra thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra nên không xem xét trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/ba-truong-my-lan-scb-can-tien-toi-cho-muon-cong-ty-de-phat-hanh-trai-phieu-20250329i7408761/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMzMwfDA1OjQ2OjM2