Bài văn của học sinh chỉ 7 dòng nhưng khiến nhiều người lớn phải bật khóc, cô giáo chấm 10 điểm là lời phê xúc động

Bài văn của học sinh chỉ 7 dòng nhưng khiến nhiều người lớn phải bật khóc, cô giáo chấm 10 điểm là lời phê xúc động
Bài văn của học sinh chỉ 7 dòng nhưng khiến nhiều người lớn phải bật khóc, cô giáo chấm 10 điểm là lời phê xúc động

Trên mạng xã hội, chúng ta đã thấy nhiều bài văn hài hước của các bé tiểu học khi nói lên suy nghĩ chân thực của chính mình. Mới đây, một bài văn cũng được chia sẻ rất nhiều, nhưng không phải là cảm xúc hài hước mà lại khiến người ta nghẹn ngào như muốn khóc!

Cô giáo nhận xét bài văn của học sinh với 6 chữ “Đừng làm cô phải bật khóc”.

Cụ thể là trên nền tảng mạng xã hội mới đây chia sẻ một bài văn của học sinh tiểu học, dù chỉ có 7 dòng chữ nhưng đã khiến cho người đọc không thể cầm được nước mắt. Đến nỗi cô giáo cũng thốt lên, “Đừng làm cô phải bật khóc” trong phần nhận xét về bài làm của học sinh, và cô  giáo đã chấm điểm 10 cho bài văn này!

Đề bài yêu cầu học sinh hãy “Viết đoạn văn tả cảnh tan học”. 

Bài làm của em học sinh như sau:

“Hôm nay có mưa, mưa rơi rất nhiều. Dòng người vội vã đón con tan học, đến rồi đi như tan biến dần sau màn mưa ấy. Em thấy bơ vơ và lạc lõng! Năm ấy có người từng nói, sẽ đợi em mỗi khi mưa về. Nhớ lắm cha ơi!”

Một bài văn không quá dài, nhưng có lẽ bất cứ ai cũng cảm nhận được từng câu từng chữ mà em đều là dòng cảm xúc chân thật của học sinh về kỷ niệm cùng người bố của mình trong quá khứ.

Bài văn được cô giáo chấm điểm 10 khiến nhiều người xúc động, ảnh: DSD

Đọc xong một đoạn của bài văn này, nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự xúc động. Không ít ông bố bà mẹ nhận ra rằng, việc bản thân nghĩ con trẻ không biết gì là hoàn toàn sai. Trên thực tế, trẻ từ 5 tuổi trở lên đã có sự nhạy cảm nhất định. Có những đứa trẻ suy nghĩ vô cùng sâu sắc, thậm chí là người giàu cảm xúc nhưng bố mẹ lại không nhận ra. Bởi vì lẽ đó mà đôi khi bố mẹ vô tình khiến con tổn thương vì chính những lời nói và hành động của mình.

Bài viết liên quan  Mỹ: Phát hiện virus mới nguy hiểm, dấy lên nhiều lo ngại

Trong cuộc sống hàng ngày, do không giỏi thể hiện những tâm tư của bản thân bằng ngôn ngữ như người lớn nên nhiều đứa trẻ đã chọn cách viết ra, bày tỏ nó qua các câu từ, bài tập làm văn ở lớp. Ví dụ như bài văn trên là một điển hình. Em học sinh dù với chữ viết non nớt nhưng từng câu từ đều thể hiện sự sâu sắc từ trong tâm hồn. Có lẽ bản thân em đang mang một tâm tư trĩu nặng, đó chính là nỗi nhớ cha da diết vì xa cách.

Thông qua trường hợp này cũng có thể thấy, văn học luôn giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của mỗi con người. Đối với trẻ, văn học không chỉ là một môn học mà còn là một kênh để chúng tự do bày tỏ những điều tâm sự. Thông qua văn chương, người lớn có thể lắng nghe và hiểu rõ hơn về những băn khoăn, niềm vui và nỗi buồn của con trẻ. Từ đó có thể biết con muốn gì, cần gì để kịp thời đưa ra phương pháp nuôi dạy phù hợp.

Vì sao cần để trẻ tiểu học tự viết văn bằng những cảm xúc chân thực của mình chứ không nên ‘học thuộc’ văn mẫu

Cô Nguyễn Thị Thúy – giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Lương Yên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng chia sẻ trên báo chí rằng: “Tác hại lớn nhất của dạy và học theo văn mẫu là triệt tiêu sự sáng tạo của cả thầy và trò trong dạy và học môn Ngữ văn. Học sinh ngại sáng tạo, cảm thấy học văn nhàm chán, chấp nhận học tủ, học vẹt. Giáo viên không đổi mới sáng tạo trong dạy học, chấm bài kiểm tra là lại chấm bài của chính mình…”, cô Thúy trao đổi.

Bài viết liên quan  Người yêu cũ mừng cưới ‘x o ắn n:ão’: Phong bì có 503k kèm lời chúc ‘4.000 năm hạnh phúc’

Tôn trọng lối tư duy sáng tạo giúp các học sinh tiểu học không còn phụ thuộc văn mẫu, ảnh: dSD

Cho rằng, tham khảo văn mẫu có thể giúp học sinh rèn được cách diễn đạt hay, sự bay bổng, sáng tạo trong diễn đạt của người khác mà bản thân không có, tuy nhiên, cô Bùi Thị Tuyết Nhung – giáo viên Ngữ văn Trường THPT số 1 Văn Bàn (Văn Bàn, Lào Cai) cũng thừa nhận: Nếu học và phụ thuộc văn mẫu hoàn toàn, học sinh sẽ bị cuốn theo tư duy người khác, không phát triển được tư duy, phương pháp, cách làm bài của riêng mình.

Đặc biệt, văn mẫu có thể là những “điều” chưa chuẩn, không được kiểm duyệt, chỉ là những kiến thức đơn giản không giúp ích cho học sinh phát triển trong việc học, thi cử, mà còn có thể dẫn tới sai lệch kiến thức. Do đó, học sinh cần hết sức cảnh giác, tham khảo chừng mực và cần tinh chọn…

Kinh nghiệm gần 20 giảng dạy môn Ngữ văn, cô Nguyễn Hồng Hải, Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: Để học sinh thoát ly văn mẫu, trước hết giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo của học trò. Dù học sinh có cách hiểu và diễn đạt khác, thậm chí phản biện ý kiến của giáo viên… thì cần được tôn trọng để phát huy khả năng sáng tạo, nhìn nhận vấn đề được hay chưa được của các em trong quá trình dạy và học.

Bài viết liên quan  NÓNG: Đã có kết quả kiểm nghiệm chính thức của kẹo rau củ KERA, 1 ĐIỀU vẫn bỏ ngỏ

Theo cô Hải, học sinh có thể chưa có kiến thức, kĩ năng, điều đó không đáng lo ngại. Quan trọng là giáo viên phải dạy thật chắc kiến thức, kĩ năng, phương pháp “nền”, sau đó mới hướng dẫn học sinh cách vận dụng, làm bài, nâng dần kiến thức. Khơi gợi trong học sinh những kiến giải mới trước vấn đề mà giáo viên đặt ra…

Với phương châm dạy học như vậy, các tiết văn của cô Hải luôn có sự tương tác, thảo luận sôi nổi giữa thầy và trò. Thậm chí, có ý kiến phát biểu xây dựng bài tốt của học sinh còn được giáo viên lấy làm kết luận cho một vấn đề đưa ra trước đó.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/bai-van-cua-hoc-sinh-chi-7-dong-nhung-khien-nhieu-nguoi-lon-phai-bat-khoc-co-giao-cham-10-diem-la-loi-phe-xuc-dong