
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28.3 tuyên bố chính thức đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ ( USAID), động thái có thể giáng đòn mạnh vào cơ quan viện trợ nước ngoài đang gặp khó khăn này.
Động thái này diễn ra vài giờ trước khi tòa án phúc thẩm liên bang bác bỏ lệnh ngăn chặn tỉ phú Elon Musk và Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE) giải thể USAID, theo ABC News ngày 29.3.
“Hôm nay, Bộ Ngoại giao và USAID đã thông báo với quốc hội về kế hoạch tiến hành tái cấu trúc, bao gồm việc chuyển một số chức năng nhất định của USAID sang Bộ Ngoại giao từ ngày 1.7″, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 28.3 tuyên bố.
Mỹ rút hỗ trợ HIV/AIDS, tính mạng hàng triệu người bị đ.e dọ.a
“Nhờ Tổng thống Mỹ Donald Trump, kỷ nguyên sai lầm và vô trách nhiệm về mặt tài chính đã kết thúc. Chúng tôi đang định hướng lại các chương trình viện trợ nước ngoài để phù hợp với những gì tốt nhất cho nước Mỹ và công dân của chúng tôi”, theo ông Rubio.
Ông Jeremy Lewin, quan chức cấp cao tại USAID, cho hay quyết định giải thể sẽ “nâng cao đáng kể hiệu quả, trách nhiệm giải trình, tính thống nhất và tác động chiến lược trong việc cung cấp các chương trình viện trợ nước ngoài, từ đó cho phép quốc gia và Tổng thống Trump có chung tiếng nói trong vấn đề đối ngoại”.
Logo của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID). ẢNH: AFP
Bộ Ngoại giao Mỹ “sẽ tìm cách ngừng hoạt động độc lập của USAID” ngay lập tức và “đánh giá” xem có nên tuyển lại một số lượng viên chức để “tiếp quản trách nhiệm quản lý chương trình viện trợ chiến lược và cứu sinh còn lại của USAID hay không”, theo ABC News dẫn một bản ghi nhớ xem được. “Điều này cũng sẽ loại bỏ nhu cầu USAID phải tiếp tục hoạt động như một cơ sở độc lập”, theo bản ghi nhớ.
Các chương trình của USAID được Bộ Ngoại giao Mỹ cho phép tiếp tục gồm “hỗ trợ nhân đạo, năng lực y tế toàn cầu, đầu tư chiến lược và các chương trình an ninh quốc gia trong phạm vi nhất định”. “Những chức năng có khả năng bị trùng với nhiệm vụ hiện tại của Bộ Ngoại giao sẽ bị loại bỏ trong quá trình tái cơ cấu”, thông báo của USAID cho biết thêm.
Các chuyên gia nhận định quyết định giải thể hoàn toàn một cơ quan liên bang dự kiến sẽ thúc đẩy sự giám sát về mặt pháp lý. Một số nhà quan sát lại cho rằng nỗ lực vô hiệu hóa USAID sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài và gây ra những hậu quả tàn khốc đối với một số nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, những người phụ thuộc vào nguồn tài trợ của Washington cho chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác.
Cách các nước ứng phó sau khi Mỹ giải thể USAID
Trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump “đóng băng” ngân sách viện trợ nước ngoài thông qua các chương trình của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), chính phủ các nước cùng nhiều tổ chức y tế trên thế giới đang nỗ lực khắc phục những thiếu hụt cấp bách nhất trong cuộc chiến chống các dịch bệnh như sốt rét và HIV, bao gồm việc chia sẻ xét nghiệm và phương pháp điều trị trên phạm vi toàn cầu.
Trụ sở của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại Washington D.C. Ảnh: Anadolu Agency/TTXVN
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức khác cũng cho biết đang phối hợp với các quốc gia để khắc phục tình trạng thiếu hụt trong xét nghiệm và điều trị HIV, tương tự như cách các nước đã chia sẻ nguồn lực trong đại dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn tình trạng khan hiếm.
Bà Florence Riako Anam, đồng Giám đốc điều hành của Mạng lưới toàn cầu những người sống chung với HIV, cho biết nhiều quốc gia nhận hỗ trợ đã và đang xây dựng lộ trình để kiểm soát chặt chẽ hơn công tác phòng chống HIV ở trong nước.
Trong khi đó, bà Joy Phumaphi, Thư ký điều hành của Liên minh các nhà lãnh đạo châu Phi về chống sốt rét, kêu gọi các quốc gia ưu tiên các biện pháp cấp bách trước mắt, bao gồm điều trị và cấp màn chống muỗi, trong khi lập kế hoạch cho các giải pháp dài hạn.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 10/3 cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã hoàn tất quá trình cắt giảm hơn 80% các chương trình viện trợ và phát triển của USAID và sẽ chuyển số chương trình còn lại cho Bộ Ngoại giao Mỹ quản lý.
Các tổ chức y tế cảnh báo động thái này của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực đối phó với các dịch bệnh trên toàn cầu vốn thường dẫn đến hàng chục nghìn ca t.ử von.g đáng lẽ có thể ngăn chặn được.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/bo-ngoai-giao-my-tuyen-bo-chinh-thuc-dong-cua-usaid-20250329i7409388/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMzI5fDIyOjI0OjE0