Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong
Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Trong quá trình dập lửa, các lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy, đưa ra ngoài nhưng cháu đã tử vong. Khi vụ cháy xảy ra, mẹ cháu bé không có mặt ở nhà.

Vào khoảng 1h30 ngày 31/3, tại thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội), một vụ cháy đã xảy ra, khiến bé trai 2 tuổi tử vong.

Khu vực xảy ra vụ cháy. Ảnh: Đ.H.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Đinh Văn Thi – Phó chủ tịch UBND xã Kim Chung xác nhận vụ việc và cho biết, ngọn lửa bùng phát tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con. Nhận được thông tin về vụ cháy, lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường dập lửa.

Khi đến hiện trường và quá trình dập lửa, lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.

Nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

https://vietnamnet.vn/chay-nha-trong-dem-o-ha-noi-khien-mot-be-trai-tu-vong-2386230.html

xem thêm Mổ cấp cứu cho người đàn ông Hà Nội hôn mê, nguy kịch vì đau răngNgười đàn ông ở Hà Nội được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng rất nguy kịch. Bác sĩ nhiều chuyên khoa phải mổ cấp cứu cho bệnh nhân ngay tại buồng bệnh, thay vì lên phòng phẫu thuật.

Bài viết liên quan  Vì sao tài xế xe tải đường dài thường thích mang theo một người phụ nữ? Họ làm gì trên xe?

Người nhà bệnh nhân cho biết, ông khởi phát đau răng hàm dưới bên phải từ 20 ngày trước, tự điều trị giảm đau và kháng sinh tại nhà nhưng bệnh không cải thiện. Sau đó, tình trạng sưng đau lan rộng. Bệnh nhân chỉ vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) khi khối áp xe chèn ép đường thở.

Tại Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, tổn thương đa cơ quan, ý thức lơ mơ, huyết áp tụt thấp, vô niệu, kèm theo tình trạng toan chuyển hóa nặng.

Bác sĩ Nguyễn Đức Lộc, Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc cho biết, bệnh nhân lập tức được đặt ống nội khí quản, sử dụng kháng sinh mạnh, vận mạch liều cao, bù dịch, kháng sinh, lọc máu liên tục. Cuộc hội chẩn đa chuyên khoa: Trực khối ngoại bệnh viện, trực gây mê hồi sức, trực phẫu thuật sọ mặt tạo hình cũng được tiến hành song song.

Trong một giờ sau thời điểm vào khoa, bệnh nhân đã được phẫu thuật chích rạch ổ áp xe, dẫn lưu ổ mủ vùng hàm mặt phải, kèm theo nhổ răng sâu tại chính buồng bệnh ở khoa do tình trạng nặng, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Advertisement

Ê-kíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật ngay tại buồng bệnh. Ảnh: BVCC

Tiến sĩ Phạm Đăng Hải, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc chia sẻ, áp xe vùng hàm mặt có thể tiến triển nhanh chóng thành sốc nhiễm khuẩn, cần can thiệp sớm cả nội khoa và ngoại khoa.

Bài viết liên quan  Điều tra vụ cháy 5 ngôi nhà trong đêm ở Vĩnh Phúc

Đây là ca bệnh rất nặng, do bệnh nhân tuổi cao, có nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, cộng thêm việc không được theo dõi, điều trị kịp thời do người bệnh chủ quan, chỉ vào viện khi tình trạng đã rất nặng.

“Nếu không được phẫu thuật giải quyết ổ nhiễm khuẩn, kết hợp các biện pháp hồi sức sớm, hoặc thực hiện phẫu thuật tại phòng mổ như các ca thông thường khác, quá trình vận chuyển không đảm bảo từ khoa phòng xuống phòng mổ, bệnh nhân có thể tử vong”, bác sĩ Hải nói.

Đến ngày 31/3, bệnh nhân qua giai đoạn nguy kịch. Sau 3 ngày điều trị, ông đã thoát sốc, cắt được vận mạch, tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc.

Bác sĩ khuyên người dân không nên chủ quan khi có các dấu hiệu đau răng, sưng nóng vùng hàm mặt, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chuyển tuyến chuyên khoa nếu cần thiết.

https://vietnamnet.vn/mo-cap-cuu-ngay-tai-buong-benh-cho-nguoi-dan-ong-ha-noi-hon-me-nguy-kich-2386189.html