Chuyển cán bộ cấp tỉnh và huyện về xã, vậy cán bộ cấp xã sẽ đi đâu?

Chuyển cán bộ cấp tỉnh và huyện về xã, vậy cán bộ cấp xã sẽ đi đâu?
Chuyển cán bộ cấp tỉnh và huyện về xã, vậy cán bộ cấp xã sẽ đi đâu?

Ngày 06/04/2025 báo Vietnamnet đưa tin “Một số cán bộ cấp huyện và tỉnh sẽ về xã sau sáp nhập đơn vị hành chính” nội dung chính như sau:

Chiều nay, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chủ trương không tổ chức cấp huyện và sáp nhập xã được báo chí nêu ra và đề nghị cho biết mô hình vận hành sẽ ra sao để người dân, doanh nghiệp không gặp khó khăn khi làm thủ tục hành chính.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nội vụ được giao tham mưu xây dựng đề án trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cũng như xây dựng dự thảo các nghị định và văn bản liên quan.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà. Ảnh: Phạm Hải

Bà Hà cho biết, sau khi không tổ chức cấp huyện, thì cấp xã ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như hiện nay, sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện.

“Cấp xã sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn. Vì vậy, tổ chức bộ máy, công chức, công vụ cấp xã mới cũng được đổi mới để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các thủ tục hành chính trước đây thực hiện ở cấp huyện thì sắp tới sẽ do cấp xã thực hiện.

Cấp xã sẽ được tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn”, Thứ trưởng nêu.

Bà Hà cũng thông tin thêm, Bộ Nội vụ cũng đề xuất quy định chuyển tiếp để đảm bảo nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xã mới.

Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nội vụ cũng cho hay, khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã thì chế độ chính sách với người bị ảnh hưởng được đặc biệt quan tâm. Các chế độ đặc thù áp dụng cho người dân trên địa bàn sẽ giữ nguyên như trước khi sáp nhập.

Bộ Nội vụ cũng đề xuất thực hiện chế độ công chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, không phân biệt công chức cấp xã như hiện nay. Cán bộ, công chức cũng sẽ được rà soát, sàng lọc. Người nghỉ hưu sớm được hưởng nhiều chế độ theo Nghị định 178 và 67 của Chính phủ.

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Ảnh: Phạm Hải

Trao đổi thêm sau đó, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, một số cán bộ cấp huyện về xã, có thể có cả cán bộ từ tỉnh. Các nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện cơ bản chuyển về cấp xã để giải quyết thủ tục hành chính.

Bài viết liên quan  Chân dung thủ khoa ngành luật Học viện Ngoại giao, ra trường với tấm bằng xuất sắc vẫn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Ông Sơn cho biết, mô hình cấp xã sắp tới sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết tất cả thủ tục cho người dân, nên mọi thủ tục sẽ được giải quyết thuận lợi.

Trước đó, 28/3/2025 báo Tiền Phong đưa tin “Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Sàng lọc, lựa chọn cán bộ, công chức thế nào?” nội dung chính như sau:

Công chức ‘cắp ô’ không nằm ở cấp xã

Quá trình sáp nhập cấp tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã tới đây có thể dẫn đến tình trạng dư thừa cán bộ, công chức, viên chức. Vậy theo ông, việc này cần được xử lý thế nào?

Tôi nghĩ rằng, khi đưa ra chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các cơ quan có thẩm quyền đều đã có phương án, giải pháp cho vấn đề này rồi. Cũng không nên quá lo lắng về việc đó. Như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nói, đây là một cuộc cách mạng, đã gọi là cuộc cách mạng, đương nhiên sẽ có những người phải chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân, để đạt được cái lớn hơn, là cái tổng thể, cái của quốc gia.

Do vậy, tôi tin rằng, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có những giải pháp khả thi, phù hợp. Ví dụ, về chế độ, chính sách, như vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178 và có sự sửa đổi sau đó. Cán bộ công chức, đặc biệt với người lớn tuổi, đủ điều kiện nghỉ trước tuổi để hưởng chính sách cảm thấy rất thoải mái, còn người trẻ tuổi lại có cơ hội.

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai. Ảnh: QH

Đi kèm với trách nhiệm thì các chế độ, chính sách phải đủ mạnh, đủ hấp dẫn, để khuyến khích, động viên. Điều này sẽ giúp cán bộ, công chức thực sự yên tâm công tác, không phải lo việc nọ, việc kia, không phải lo chuyện ‘cơm áo gạo tiền’ nữa”, ông Dương Khắc Mai.

Bây giờ, chúng ta cũng đang có rất nhiều loại hình tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Đây là nguồn nhân lực rất tốt cho các tổ chức doanh nghiệp sử dụng. Điều quan trọng là, để thích ứng được với sự thay đổi này cũng không phải vấn đề đơn giản, cũng không phải ai cũng có thể thích ứng ngay được.

Thế nhưng, người Việt Nam mình rất thông minh, rất cần cù, chịu khó. Trong điều kiện cộng đồng trách nhiệm như thế, tôi tin, người ta sẽ sớm tìm ra các giải pháp hiệu quả.

Vậy cần phải sàng lọc ra sao để bộ máy mới sau sắp xếp không chỉ tinh gọn, mà điều quan trọng là có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đặc biệt đối với cán bộ, công chức ở cơ sở, thưa ông?

Bài viết liên quan  Nhắc bạn: Mùa mưa, nồm ẩm mà phơi quần áo trong nhà theo 4 kiểu này “làm mồi” cho vi khuẩn, mầm bệnh

Để đạt được mục tiêu này, theo tôi, cần phải có sự đánh giá, rà soát tổng thể, kỹ lưỡng xem các tiêu chí, tiêu chuẩn đưa ra đủ chưa. Nếu chưa đủ, phải có phương án xử lý phù hợp. Đặc biệt, với cán bộ, công chức cần có sự liên thông.

Thực tế, dù các bạn trẻ là sinh viên nhưng nếu có kiến thức, có sự nghiên cứu và phát triển, biết vận dụng kiến thức tổng hợp để quản lý tốt, tại sao lại phải thay họ? Trước đây, chúng ta vẫn thường nói ở cấp nọ, cấp kia, có tỷ lệ 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Nhưng có lẽ, con số này lại không nằm ở cấp xã.

“Người Việt Nam mình rất thông minh, rất cần cù, chịu khó. Trong điều kiện cộng đồng trách nhiệm như thế, tôi tin, người ta sẽ sớm tìm ra các giải pháp hiệu quả”, ông Dương Khắc Mai.

Chính vì vậy, cần phải có sự đánh giá, rà soát lại một cách tổng thể, kỹ càng. Khi đã là cán bộ công chức rồi thì không có sự phân biệt, để làm sao sắp xếp cho phù hợp. Nếu cán bộ, công chức ở cấp xã thực sự chất lượng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, người ta vẫn công tác tốt chứ? Còn ở cấp huyện, hay kể cả cấp tỉnh, nếu không đáp ứng được các yêu cầu đề ra, dứt khoát cần phải có phương pháp để xử lý.

Không để vướng bận ‘cơm áo gạo tiền’

Ông có nghĩ rằng để thực sự nâng cao được chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, về lâu dài, cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bộ máy đã được sắp xếp, tinh gọn?

Khi thực hiện chủ trương sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã và định hướng bỏ cấp huyện, khi đã tinh gọn rồi, điều kiện đặt ra, phải đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ năng lực và tốc độ làm việc càng phải cao. Tất nhiên, đi kèm với trách nhiệm, các chế độ, chính sách phải đủ mạnh, đủ hấp dẫn, để khuyến khích, động viên họ.

Điều này sẽ giúp cán bộ, công chức thực sự yên tâm công tác, không phải lo việc nọ, việc kia, không phải lo chuyện ‘cơm áo gạo tiền’ nữa. Như thế người ta sẽ gắn bó, tập trung vào công việc, giải quyết nhu cầu kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, như thế sẽ rất tốt.

Gắn quyền lợi với trách nhiệm để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức (Ảnh minh họa)

Như vừa qua mới chỉ là bước đầu thôi, nhưng chúng ta cũng đã có nguồn lực để giảm học phí cho học sinh. Rồi tiến tới chúng ta có thể giảm được viện phí không? Đó chính là nguồn lực, lợi ích mang lại từ việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn hơn. Khi đã tinh gọn hơn rồi, bộ máy ấy sẽ làm việc hiệu quả hơn, tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhiều hơn.

Bài viết liên quan  NÓNG: Ông Trump ra lệnh dừng toàn bộ viện trợ quân sự cho Ukraine, chặn hết vũ khí quá cảnh ở Ba Lan

Đương nhiên khi đó sẽ phải chăm lo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được tốt hơn. Làm sao để họ có thể lĩnh hội được sứ mệnh lịch sử trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Tôi tin tưởng, tất cả những việc chúng ta đang làm, đang thực hiện sẽ dần đi vào nề nếp và sẽ thực hiện hiệu quả.

Theo tôi, điều quan trọng phải đưa ra các lộ trình, giải pháp cũng như chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, để làm sao thực hiện cho thật tốt. Tôi nghĩ rằng, vấn đề này, các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương đã có những dự liệu rồi.

Theo ông, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, thì việc phân cấp, phân quyền phải được thực hiện ra sao, để đảm bảo sự vận hành thông suốt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân?

Tất nhiên, khi đã bỏ cấp trung gian – cấp huyện rồi, phải có sự phân cấp rõ ràng, cấp tỉnh làm gì, cấp cơ sở chịu trách nhiệm công việc gì. Thông thường, tất cả mọi việc đều xảy ra ở một địa bàn hành chính, đấy là cấp cơ sở. Khi cấp xã giải quyết tốt rồi, người dân đâu phải chạy lên tỉnh nữa? Và khi đó sẽ giảm tải cho cấp tỉnh rất nhiều.

Dứt khoát khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, việc của người dân, doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh hơn, ngay và liền. Để làm được điều đó, phải có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, rành mạch. Tôi giao trách nhiệm cụ thể cho anh, nếu không thực hiện được, tôi sẽ có tài để xử lý. Việc nào thuộc chính quyền cấp xã, việc nào của cấp tỉnh, phải rất rõ ràng, không thể đùn đẩy qua lại.

Còn trong trường hợp đùn đẩy, né tránh, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, dứt khoát cần phải thay thế kịp thời. Anh không làm được thì ngồi ra chỗ khác để cho người khác làm. Có rất nhiều người đang muốn được làm đấy.

Gắn quyền lợi đi kèm với trách nhiệm, chắc chắn khi đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chất lượng tổ chức bộ máy sau tinh gọn sẽ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Cảm ơn ông!