Có một Jeju đẹp nao lòng ở Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, ai nhìn qua cũng đắm say cả đời

Có một Jeju đẹp nao lòng ở Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, ai nhìn qua cũng đắm say cả đời
Có một Jeju đẹp nao lòng ở Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, ai nhìn qua cũng đắm say cả đời

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt không chỉ thu hút khán giả bởi cốt truyện sâu sắc và diễn xuất ấn tượng, mà còn bởi những cảnh quay tuyệt đẹp của đảo Jeju.

Bộ phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt ( When Life Gives You Tangerines) không chỉ mang đến câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc của Ae Soon (IU) và Gwan Sik (Park Bo Gum), mà còn khắc họa vẻ đẹp của đảo Jeju một cách trọn vẹn, tinh tế và đầy chất thơ. Lấy bối cảnh những năm 1960, bộ phim tái hiện một Jeju nguyên sơ và bình yên, nơi thiên nhiên hoang sơ hòa quyện cùng nhịp sống con người. Những làng chài yên ả, những vườn quýt trĩu quả hay những bãi biển xanh trong đã tạo nên một không gian đậm chất điện ảnh, khiến khán giả không khỏi say đắm.

Không chỉ đơn thuần là bối cảnh, Jeju gần như trở thành một nhân vật quan trọng trong bộ phim. Những khung hình dài, nhịp phim chậm rãi giúp người xem cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của hòn đảo. Mỗi con đường làng nhỏ, mỗi cánh đồng hoa trải dài hay từng bãi biển mênh mông đều được khắc họa một cách sống động và chân thực, như thể Jeju đang thì thầm kể chuyện bằng chính vẻ đẹp của mình.

Một trong những địa điểm ấn tượng nhất trong phim là đỉnh Seongsan Ilchulbong – nơi chứng kiến nhiều khoảnh khắc quan trọng giữa Ae Soon và Gwan Sik. Đặc biệt, cảnh quay bình minh trên đỉnh núi lửa này khiến khán giả như lạc vào một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ. Ánh nắng đầu ngày nhẹ nhàng phủ lên những tán cây, len lỏi qua những mái nhà, tạo ra một khung cảnh vừa ấm áp, vừa thơ mộng.

Không kém phần ấn tượng là những cánh đồng hoa cải dầu vàng rực – một trong những biểu tượng của Jeju mỗi độ xuân về. Dọc theo con đường Noksan-ro dài 10km, hoa cải dầu và hoa anh đào cùng khoe sắc, nhuộm cả vùng trời bằng gam màu rực rỡ. Một trong những phân cảnh đẹp nhất phim chính là khi Ae Soon và Gwan Sik đứng giữa đồng hoa, giữa sắc vàng bát ngát, giữa bầu trời xanh và cơn gió nhẹ, tạo nên một bức tranh lãng mạn đến nao lòng. Đó là khoảnh khắc Jeju không chỉ là bối cảnh cho câu chuyện tình yêu mà còn trở thành biểu tượng của những rung động đầu đời, của một tình yêu chân thành và trong trẻo.

Bên cạnh đó, bãi biển Gimnyeong, nằm tại Gujwa-eup, thành phố Jeju, cũng xuất hiện xuyên suốt trong bộ phim. Nơi đây nổi tiếng với làn nước trong xanh cùng bãi cát trắng mịn, là nơi Ae Soon, Gwan Sik và các haenyeo (nữ thợ lặn) tụ họp sau những buổi lặn biển. Những thước phim tại đây không chỉ phản ánh vẻ đẹp tự nhiên mà còn tái hiện cuộc sống mộc mạc, bình dị của ngư dân Jeju, đặc biệt là những haenyeo kiên cường – nét văn hóa độc đáo của hòn đảo này.

Điểm nhấn quan trọng giúp Jeju trở nên đẹp mê hoặc trong When Life Gives You Tangerines chính là cách xử lý màu sắc và góc quay đầy nghệ thuật. Bộ phim chọn tông màu trầm ấm, với ánh nắng vàng nhẹ len lỏi qua những con đường làng, phản chiếu lên mặt biển lấp lánh, tạo nên một cảm giác hoài niệm và thơ mộng. Những cảnh quay ban đêm cũng được xử lý tinh tế – ánh đèn vàng phản chiếu trên những con đường lát đá trong làng chài, những chiếc đèn lồng khẽ lay động theo gió, tất cả tạo nên một không gian vừa lãng mạn, vừa đượm buồn. Một trong những phân cảnh đẹp nhất chính là khi Ae Soon lặng lẽ bước đi trên con đường ven biển, nơi bóng tối và ánh sáng hòa quyện, khiến khung cảnh trở nên huyền ảo và đầy cảm xúc.

Trước When Life Gives You Tangerines, bộ phim Our Blues cũng từng gây sốt nhờ những khung hình lãng mạn bên bờ biển ở đảo Jeju. Nói về lý do lựa chọn hòn đảo này làm bối cảnh cho bộ phim, biên kịch Noh Hee Kyung chia sẻ: “Tôi tin rằng Jeju là nơi vẫn giữ được vẹn nguyên tinh thần địa phương và những giá trị tình cảm đặc trưng của Hàn Quốc. Ở đây, bạn có thể tìm thấy những khu dân cư mà hầu như mọi người đều có quan hệ huyết thống, hoặc nếu không, họ cũng thân thiết như một gia đình. Sự gắn bó giữa mọi người tại Jeju là chất liệu tuyệt vời để chúng tôi khắc họa nét văn hóa đặc biệt này”.

Video đang HOT

Đảo Jeju trong những thước phim của Our Blues

Our Blues không chỉ là một tác phẩm truyền hình giải trí mà còn là bức tranh thu nhỏ về đời sống lao động của con người tại Jeju, tái hiện vẻ đẹp đầy sức sống của hòn đảo. Các địa điểm như chợ truyền thống Goseong 5-Day, đường tường đá ở Geumneung-ri và đảo Gapado đã được lựa chọn làm bối cảnh, góp phần khắc họa sâu sắc văn hóa và cuộc sống thường nhật của cư dân Jeju. Sự kết hợp giữa câu chuyện cảm động và khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong Our Blues không chỉ mang lại trải nghiệm thú vị cho khán giả mà còn thúc đẩy du lịch đến Jeju, khi nhiều người mong muốn được trải nghiệm trực tiếp những địa điểm xuất hiện trong phim.

Bài viết liên quan  Em gái ruột NSƯT Vũ Linh gửi đơn tố giác Nguyên Vũ và loạt nghệ sĩ, lý do sốc!

Tương tự, When Life Gives You Tangerines đã góp phần làm sống lại hình ảnh Jeju trong lòng du khách. Sự kết hợp giữa cảnh đẹp tự nhiên và câu chuyện cảm động đã biến Jeju thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và bình yên của hòn đảo này. Đặc biệt, bộ phim còn khéo léo tôn vinh quýt Jeju – một đặc sản nổi tiếng của vùng đất này – ngay từ trong tựa đề, càng làm tăng thêm sự tò mò và thích thú cho khán giả. Theo Hiệp hội Du lịch Jeju, số lượng du khách nước ngoài dự kiến sẽ tăng lên nhờ vào sự phổ biến của bộ phim. Chính quyền tỉnh Jeju đã hợp tác với Cơ quan Nội dung Jeju để quảng bá bộ phim trên toàn cầu và lên kế hoạch thiết lập các tuyến du lịch xung quanh các địa điểm quay phim chính.

Bằng cách lồng ghép khéo léo những khung hình nghệ thuật, những bộ phim Hàn Quốc không chỉ kể một câu chuyện tình yêu cảm động mà còn trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, đưa vẻ đẹp và văn hóa từng địa phương đến gần hơn với khán giả toàn cầu. Không chỉ là phim, mà còn là những thước phim quảng bá du lịch tinh tế, khiến bất cứ ai cũng muốn một lần đặt chân đến những vùng đất ấy để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ngoài đời thực.

10 lời thoại nhói lòng trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt: Cuối cùng, ai rồi cũng sống như những đứ.a tr.ẻ mồ côi…

Góp phần làm nên thành công của Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt chính là những câu thoại đầy cảm xúc!

When Life Gives You Tangerines (Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt) không chỉ là một bộ phim mà còn là một lát cắt đầy hoài niệm về đảo Jeju những năm 1950. Kể từ khi ra mắt trên Netflix vào 07/03, bộ phim nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu, nhận được sự tán dương từ cả khán giả lẫn giới phê bình nhờ kịch bản tinh tế, diễn xuất đầy cảm xúc của IU và Park Bo-gum. Nhiều câu thoại sâu cay trong phim đã khắc họa trọn vẹn những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự mất mát và khát vọng tự do, chạm đến trái tim của khán giả. Chính vì thế, không ít trích đoạn đầy ý nghĩa đã nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội, trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi và được chia sẻ rộng rãi như những tuyên ngôn trong cuộc đời.

Dù ai đó tặng em rìu vàng hay rìu bạc, thì rìu thép vẫn là của em. Vì chỉ có rìu thép mới thật sự đáng giá. – Ae Soon

Câu thoại này khắc họa rõ nét nhất tình yêu của Ae Soon dành cho Gwan Sik – như một tuyên ngôn khẳng định rằng cô không bị lay động bởi giàu nghèo, danh vọng hay tiề.n tài. Điều duy nhất giữ cô lại chính là sự chân thành và tình cảm thực sự. Đây cũng là một thông điệp giàu sức nặng về tình yêu của những người phụ nữ thời đại ấy – họ có thể chịu đựng gian khổ, nhưng điều quan trọng nhất mà họ cần ở một người đàn ông không phải là sự giàu có, mà là sự chân thành và kiên định.

Anh mà chơi nhà 4 người chúng ta ăn gì mà sống? Nhưng nếu anh làm việc 1 ngày thì ta có thể sống 1 ngày. – Gwan Sik

Câu thoại này của Gwan Sik không chỉ đơn thuần là một lời nói, mà còn là kim chỉ nam cho cả cuộc đời anh – một người đàn ông gánh trên vai trách nhiệm của gia đình, chấp nhận hy sinh để bảo vệ những người thân yêu. Anh hiểu rằng chỉ cần bản thân lơ là, cả gia đình sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn. Điều này phản ánh thực tế khắc nghiệt mà anh phải đối mặt từ khi còn nhỏ – một người trụ cột không có quyền buông thả hay yếu mềm. Cùng với đó thể hiện ý chí mạnh mẽ của Gwan Sik: chỉ cần còn sức lao động, anh sẽ không để gia đình phải chịu cảnh đói nghèo. Câu nói này cũng cho thấy cách anh biến những bất công thành động lực để vươn lên – thay vì oán trách số phận, anh chọn cách chiến đấu từng ngày để đổi lấy sự ổn định cho những người mình yêu thương.

Tuổ.i thơ của em quá cực khổ nên em cũng không nhớ nhung gì nó cả. Nhưng nếu có thể quay lại chắc em sẽ quay lại chỉ để có thể nắm lấy tay mẹ em một lần nữa. – Ae Soon

Bài viết liên quan  Đàn bà 40+ có 4 cái 'hư' khiến đàn ông hiếm ai cưỡng lại được, kể cả trai tân

Hình ảnh người mẹ của Ae Soon gần như chiếm trọn màn ảnh trong tập đầu tiên, trở thành biểu tượng đầy xúc động về sự hy sinh và nghị lực. Là một Haenyeo dạn dày sương gió, bà không chỉ là trụ cột của gia đình mà còn là hiện thân của những người phụ nữ kiên cường trên đảo Jeju – những người dấn thân xuống lòng biển sâu để đổi lấy từng đồng nuôi con khôn lớn. Đôi vai trần của bà gánh cả cơm áo, cả tương lai của Ae Soon, và cũng chính đôi vai ấy đã in hằn biết bao nhọc nhằn, bao nỗi đau không thể nói thành lời.

Dù chỉ được sống bên mẹ một năm trước khi mất đi người thân yêu nhất đời mình, Ae Soon vẫn khắc ghi từng khoảnh khắc, từng lời dạy dỗ của mẹ. Tình mẫu tử trong When Life Gives You Tangerines không cần những lời lẽ lớn lao, chỉ đơn giản là bóng dáng một người phụ nữ lặn ngụp giữa đại dương để mang đến cho con một cuộc đời tươi sáng hơn. Để rồi khi thời gian trôi qua, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên, như cách mà thượng đế đã ban mẹ xuống trần gian, để che chở và nâng đỡ những đứa con của mình, dù ngắn ngủi nhưng vĩnh cửu.

Em chỉ muốn già đi thật nhanh thôi! Chắc là vì việc làm mẹ, làm dâu, làm một người trưởng thành…Tất cả đều là lần đầu với em. – Ae Soon

Tất cả chúng ta đều là lần đầu. Lần đầu làm mẹ, lần đầu làm dâu, lần đầu làm người trưởng thành – và tất cả điều này đều đến với Ae Soon cùng lúc, không có thời gian để chuẩn bị, không có ai dẫn lối. Câu nói của Ae Soon nghe qua có vẻ là một lời than thở đơn thuần, nhưng thực chất lại chất chứa cả một nỗi niềm chênh vênh, mệt mỏi của một người phụ nữ trẻ lần đầu bước vào những vai trò quan trọng trong đời.

Khát khao “già đi thật nhanh” của Ae Soon không phải là mong ước vượt qua tuổ.i trẻ, mà là ước mong có thể sớm đến giai đoạn của sự vững vàng, của một người đã trải qua đủ đau thương để không còn loay hoay trong những trách nhiệm quá lớn. Đó là nỗi niềm chung của những người lần đầu làm mẹ, lần đầu bước vào cuộc sống gia đình – một sự trưởng thành đầy chông chênh mà ai cũng phải đối mặt, nhưng không phải ai cũng có thể nói thành lời.

Con không hình dung nổi cảm giác mất con là thế nào đâu. Thậm chí bố con còn không thể khóc thật to. Ruột gan ông ấy như đã tan nát từ lâu rồi. – Ae Soon

Câu thoại ấy như một nhát dao cứa vào lòng người xem – sự mất mát, nỗi đau không thể gọi tên, và sự câm lặng của một người cha trước bi kịch lớn nhất đời mình. Khi Park Bo Gum cúi đầu, đôi tay run rẩy viết đến con số “3 tuổ.i”, khoảnh khắc ấy như đóng băng cả không gian. Không phải tiếng gào khóc, không phải những giọt nước mắt tuôn trào ngay lập tức, mà chính sự nghẹn ngào, bàn tay gầy guộc chạm nhẹ lên tên con mình rồi đổ gục xuống bàn mới là điều khiến người ta ám ảnh.

Nỗi đau mất đi một người thân yêu không bao giờ biến mất, nó chỉ lắng lại, trở thành một phần của cuộc sống, như một vết sẹo không bao giờ lành. Người cha ấy không thật sự bước tiếp, chỉ là mỗi ngày trôi qua, anh học cách tồn tại với sự trống vắng ấy. Và dù thế nào đi nữa, cuộc đời vẫn cứ lặng lẽ trôi, không chờ đợi một ai…

Suốt tang lễ, bà nội tôi không trách móc gì mẹ. Bà bảo một người mẹ mất con thì nước mắt còn nhiều hơn biển cả. – Geum Myeong

Không có nỗi đau nào lớn hơn việc một người mẹ phải tiễn biệt đứa con mình mang nặng đẻ đau, và với Ae Soon, sự mất mát này còn tàn nhẫn hơn gấp bội khi chính biển cả đã cướp đi tất cả những người thân yêu nhất trong đời cô. Nỗi đau ấy không chỉ là mất mát mà còn là sự tự trách và dằn vặt. Nếu hôm đó cô không vội vã rời đi, nếu cô giao con cho người hàng xóm một cách cẩn thận hơn, nếu cô chỉ ôm con thêm một chút, có lẽ Dong Myeong đã không rời xa cô mãi mãi. Nhưng cuộc đời không có chữ “nếu”, chỉ còn lại một người mẹ với trái tim rỉ má.u, gào khóc giữa gió bão Jeju, để rồi suốt phần đời còn lại, cô mang theo nỗi ân hận chẳng bao giờ nguôi.

Hoa cải dầu đâu nở một mình, chúng nở thành cụm mà. Nếu chỉ có một mình, chắc mẹ đã gục ngã trăm lần rồi. Vốn dĩ, để cứu sống một người thì phải cần đến cả một ngôi làng còn gì. – Ae Soon

Bài viết liên quan  BìпҺ пóпg lạпҺ dùпg lȃu tícҺ ƌầү cặп Ьẩп: Làm tҺeo cácҺ пàყ ƌể cặп tự trȏι ra Һết, kҺȏпg cầп gọι tҺợ

Ae Sun và Gwan Sik đã trải qua những thời khắc đen tối nhất của cuộc đời – từ cảnh thất nghiệp chật vật, đến nỗi đau tận cùng khi mất đi đứa con nhỏ. Nhưng giữa những mất mát tưởng chừng không thể gượng dậy, họ vẫn có thể bước tiếp nhờ vòng tay đùm bọc của những con người trên đảo.

Tình làng nghĩa xóm không chỉ được thể hiện qua những lời an ủi, mà còn qua những hành động nhỏ nhưng đầy ấm áp: ông bà chủ tiệm tạp hóa tuy miệng lưỡi sắc bén nhưng vẫn lẳng lặng đổ gạo vào chum mỗi ngày để Ae Sun không đói; những người cô trong làng mang đồ ăn đến lấp đầy căn bếp lạnh lẽo; hay khi cả ngôi làng cùng nhau san sẻ bữa cơm cho Geum Myeong và Eun Myeong trong những ngày cha mẹ chúng chìm trong nỗi đau mất con.

Giữa những thử thách khắc nghiệt của cuộc đời, đôi khi điều giữ một người không gục ngã không phải là ý chí mạnh mẽ, mà chính là sự nâng đỡ thầm lặng từ những con người xung quanh.

Em yêu anh rất nhiều. Nhưng mà em cũng yêu em. – Geum Myeong

Suốt 7 năm, Geum Myeong đã dành trọn trái tim cho mối quan hệ này, kiên nhẫn chịu đựng sự dè bỉu và lạnh nhạt từ gia đình người yêu. Nhưng tình yêu, dù sâu đậm đến đâu, cũng không thể tồn tại nếu chỉ có một người cố gắng. Cô không chọn rời đi vì hết yêu, mà vì đã đủ tổn thương, đủ dũng cảm để đặt bản thân lên trên một mối quan hệ không có tương lai.

Yêu một người nhưng không được gia đình họ công nhận là một thử thách khắc nghiệt. Nó không chỉ là sự tổn thương trước những ánh mắt xa lạ mà còn là cảm giác lạc lõng ngay trong tình yêu của chính mình. Đến cuối cùng, Geum Myeong nhận ra rằng: yêu một ai đó không có nghĩa là đán.h mất chính mình. Cô ra đi không phải vì buông bỏ tình yêu, mà là để giữ lấy lòng tự trọng và sự bình yên cho bản thân.

Thật kỳ lạ. Cha mẹ thì luôn khắc sâu những gì họ thấy có lỗi. Còn con cái chỉ để ý những gì làm nó thất vọng. – Geum Myeong

Câu nói của Geum Myeong như một lát cắ.t châ.n thực về khoảng cách giữa hai thế hệ – nơi cha mẹ và con cái luôn yêu thương nhau nhưng lại không ngừng làm tổn thương nhau bởi những kỳ vọng và hiểu lầm.

Cha mẹ dành cả cuộc đời để hy sinh cho con, nhưng những gì đọng lại trong tâm trí họ thường không phải là những gì họ đã làm đúng, mà là những lần họ cảm thấy chưa đủ tốt, chưa thể bảo vệ con khỏi tổn thương. Họ trăn trở về những lần đán.h mắn.g, những phút giây bận rộn không thể lắng nghe con, hay những quyết định nghiêm khắc với mong muốn tốt nhất cho con mà không biết rằng chính điều đó lại tạo ra những vết thương trong lòng con trẻ.

Ngược lại, con cái thường ghi nhớ những lần mình bị cha mẹ trách phạt, những khoảnh khắc bị bỏ rơi hay cảm giác không được thấu hiểu. Trong mắt một đứ.a tr.ẻ, tình yêu của cha mẹ đôi khi bị lu mờ bởi những mong muốn chưa được đáp ứng, những kỳ vọng vô tình trở thành áp lực. Chúng không thấy được những đêm cha mẹ mất ngủ vì lo lắng, những lần họ chọn hy sinh ước mơ cá nhân để lo cho gia đình, hay cả những giây phút họ giấu nước mắt sau nụ cười để con yên lòng.

Cuối cùng, ai rồi cũng sống như những đứ.a tr.ẻ mồ côi. Cha mẹ ra đi trước, con cái vẫn tiếp tục sống. Cuộc đời cứ thế tiếp diễn. – Gwang Rye

Cha mẹ là những người đầu tiên dìu dắt ta, là mái nhà che chở những năm tháng thơ ấu. Nhưng rồi, theo thời gian, họ già đi, và một ngày nào đó, họ sẽ rời xa ta mãi mãi. Không ai có thể đi cùng ta suốt đời, và dù muốn hay không, mỗi người đều phải học cách bước tiếp khi không còn bàn tay cha mẹ nâng đỡ.

Nhưng nỗi cô độc ấy không đồng nghĩa với mất mát tuyệt đối. Nó là một phần của quy luật tự nhiên – nơi con cái tiếp nối cuộc sống, mang theo những yêu thương, bài học và giá trị mà cha mẹ đã truyền lại. Sự ra đi của cha mẹ không phải là dấu chấm hết, mà là sự chuyển giao, là lúc ta tự đứng vững trên đôi chân mình, tiếp tục hành trình với tất cả những gì họ đã để lại trong tim ta.

Trưởng thành, suy cho cùng là quá trình học cách chấp nhận mất mát, nhưng không để mất mát ấy nhấn chìm mình. Đó là cách chúng ta sống tiếp, như một cách để giữ cha mẹ mãi trong tâm hồn.

“Cứ sống, rồi sẽ sống”.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/co-mot-jeju-dep-nao-long-o-khi-cuoc-doi-cho-ban-qua-quyt-ai-nhin-qua-cung-dam-say-ca-doi-20250327i7407930/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMzI4fDA1OjE0OjQ5