Công ty Sơn Lâm “tuồn” thuố.c vào những bệnh viện nào?

Công ty Sơn Lâm “tuồn” thuố.c vào những bệnh viện nào?
Công ty Sơn Lâm “tuồn” thuố.c vào những bệnh viện nào?

Theo kết luận điều tra, Phạm Văn Cách đã đưa chi phí “bôi trơn” tương đương mức 2-20% giá trị hóa đơn bán thuố.c, tổng hơn 71 tỷ đồng, để được “tuồn” thuố.c vào các bệnh viện y học cổ truyền.

Trong vụ án Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Y dược LanQ và các đơn vị liên quan, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cáo buộc Phạm Văn Cách, Chủ tịch Công ty Sơn Lâm, đã đưa hối lộ cho các cá nhân có thẩm quyền thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế.

Mục đích của Cách là được tạo điều kiện thuận lợi, không bị gây nhũng nhiễu, khó khăn trong quá trình cung cấp thuố.c.

Về phía các bệnh viện, trung tâm y tế, Bộ Công an cáo buộc một số cá nhân có thẩm quyền đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng mua sắm vị thuố.c cổ truyền, dược liệu phục vụ khám bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, y học dân tộc và BHXH.

Theo kết luận điều tra, Cách đã đưa chi phí “bôi trơn” tương đương mức 2-20% giá trị hóa đơn bán thuố.c, tổng hơn 71 tỷ đồng.

Bị can Phạm Văn Cách (Ảnh: S.L.).

Trong đó, ông Huỳnh Nguyễn Lộc, cựu Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, nhận hối lộ hơn 47 tỷ đồng; Phạm Văn Chuân (cựu nhân viên Viện Y dược học dân tộc TPHCM) không có nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng nhưng đã giúp bị can Lộc nhận tiề.n, tổng hơn 46 tỷ đồng.

Bà Trương Thị Thu Hương, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên, nhận hối lộ hơn 10 tỷ đồng; bị can Đinh Thị Mộng Thanh, cựu Phó giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Tây Ninh, nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng.

Cựu Trưởng phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Hiệu nhận 1,8 tỷ đồng; Cao Hữu Hạng, cựu Phó giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tây Ninh, nhận 188 triệu đồng.

Bà Võ Thị Kim Loan, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre, nhận hối lộ 940 triệu đồng.

Video đang HOT

Ông Nguyễn Văn Trịnh, cựu Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch (tỉnh Lâm Đồng), nhận 955 triệu đồng.

Bài viết liên quan  Cả showbiz b:àng-h:oàng: Lại thêm 1 NSND ng;;uy k;;ịch, ai cũng c:ầu ng:uyện cho anh

Ông Nguyễn Duy Thanh, cựu Phó trưởng khoa Dược, Trung tâm Y tế thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhận hối lộ 626 triệu đồng; cựu Trưởng phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên Quách Thị Lịch nhận hối lộ 507 triệu đồng.

Bà Vũ Thị Ngát, cựu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nhận hối lộ 476 triệu đồng; cựu Trưởng phòng Tài chính Kế toán Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu Nguyễn Thị Thúy Bình bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho Ngát nhận hối lộ 476 triệu đồng.

Huỳnh Nguyễn Lộc, cựu Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: Viện Y dược học dân tộc TPHCM).

Bị can Vũ Đức Thắng (cựu Trưởng khoa Dược Trung tâm y tế huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên) nhận hối lộ 287 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Trung, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, nhận hối lộ 277 triệu đồng.

Ông Lê Phước Nin, cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bình Định, nhận 136 triệu đồng; Võ Hùng Mạnh, cựu Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bình Định, nhận hối lộ 159 triệu đồng.

Ông Huỳnh Tiến Dũng, cựu Phó trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum, nhận hối lộ 139 triệu đồng.

Những thủ đoạn giả danh bác sĩ để lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản

Lực lượng chức năng đã cảnh báo về vấn nạn giả danh các bác sĩ bệnh viện lớn để lừ.a đả.o khám chữa bệnh, bán thuố.c không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng gần đây, tình trạng này vẫn xuất hiện với thủ đoạn tinh vi hơn.

Lừ.a đả.o bằng chiêu trò gọi điện thoại mua bán thuố.c Đông y

Một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, mặc dù vấn nạn mạo danh các bác sĩ bệnh viện lớn để lừ.a đả.o khám chữa bệnh, bán thuố.c không nguồn gốc xuất xứ đã được lực lượng chức năng và các bệnh viện cảnh báo nhưng tình trạng này vẫn xuất hiện với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.

Ngày 22/11, Công an quận Bắc Từ Liêm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Cầm đầu nhóm đối tượng là Nguyễn Văn Tâm (SN 1999, ở xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

Bài viết liên quan  Chuỗi nhà thuốc thu hồi 4 sản phẩm của công ty sản xuất hàng giả

Nhóm đối tượng lừ.a đả.o bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: CACC

Trước đó, Công an quận Bắc Từ Liêm tiếp nhận đơn trình báo của bà Ng. (ở phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) về việc bị một nhóm đối tượng lừ.a đả.o chiếm đoạt gần 1,2 tỷ đồng dưới hình thức gọi điện thoại mua bán thuố.c Đông y và tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe miễn phí.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an xác định Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Quang (SN 2004), Ngô Đức Nghĩa (SN 2001), Trịnh Việt Hoàng (SN 2001, cùng ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là nhóm đối tượng đã lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản của bà Ng. nên đã tiến hành bắt giữ.

Khoảng cuối tháng 7/2023, Trịnh Việt Hoàng gọi điện thoại cho bà Ng. tự xưng tên “Phan Thanh Hải”, là thanh tra của Trung tâm hiệp hội Đông y…

Sau đó, nhóm của Tâm đã dựng lên một kịch bản hoàn hảo, mạo danh cả giám đốc ngân hàng, nhân viên ngân hàng để thuyết phục bị hại chuyển tiề.n. Tổng số tiề.n mà bà Ng. đã chuyển cho nhóm Tâm là gần 1,2 tỷ đồng.

Theo cơ quan công an, từ đầu năm 2023, Nguyễn Văn Tâm nảy sinh ý định thuê nhân viên gọi điện thoại giả danh bác sĩ, thanh tra sở y tế…. để lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản của những người già, người thường xuyên ốm đau, bệnh tật, nhẹ dạ, cả tin bằng hình thức mua bán thuố.c Đông y và tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe không có thật.

Đầu tháng 10/2023, Tâm đã thuê căn nhà ở phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) để làm nơi ăn ở cho nhóm 12 nhân viên, đồng thời làm địa điểm thực hiện việc gọi điện lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản.

Giả danh bác sĩ lừa bán thuố.c cho 8.000 người

Gần đây nhất, vào ngày 11/12, Công an huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã khởi tố 26 đối tượng về hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh các bác sĩ bệnh viện lớn để bán thuố.c giả.

Với thủ đoạn giả danh các bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nghi phạm Phạm Viết Trung (SN 1995, ở thôn Xuân Thành, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) cùng 25 đồng phạm đã lừa bán thuố.c cho 8.000 người để chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng.

Bài viết liên quan  Thuê được cô giúp việc trẻ xinh lại chăm chỉ, ngày nào cũng dọn phòng sạch bóng nhưng đến ngày con trai tôi chuẩn bị lấy vợ, cô ta bỗng la::o đến q;;uỳ xuống rồi ngăn cản, tôi nói thẳng “đũa mốc mà đ;;òi ch;;òi mâm son à”

Công an tỉnh Bắc Ninh khám xét văn phòng của nhóm đối tượng. Ảnh: CACC

Nhóm này thành lập Công ty Cổ phần Dược phẩm SPARTA do Phạm Viết Trung làm giám đốc với vốn ban đầu là 100 triệu đồng.

Khi đó, các đối tượng đã lên kịch bản giả danh bác sĩ của các bệnh viện lớn rồi chạy quảng cáo để bán thuố.c qua mạng cho người bệnh.

Các đối tượng lập fanpage có tên các bệnh viện 103, 108 rồi đăng tải hình ảnh, logo của các bệnh viện này. Các trang này có tiêu đề, nội dung, hình ảnh có liên quan đến các bệnh viện để thu hút người bệnh có nhu cầu tìm hiểu, chữa bệnh.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 5/2022 – 10/2023, Trung và đồng phạm đã bán thành công 12.800 đơn hàng cho hơn 8.000 bị hại ở các tỉnh thành trên cả nước, thu về hơn 30 tỷ đồng.

Công an cảnh báo

Từ những vụ việc nêu trên, Công an TP Hà Nội cảnh cáo, các hành vi lừ.a đả.o trên mạng ngày càng tinh vi và nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng khẳng định việc lợi dụng quảng cáo trên mạng xã hội là hành vi mới phát sinh, gây nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, người dân khi có bệnh thì cần phải đến các cơ sở y tế đã được cấp phép để chuyên gia y tế khám và hướng dẫn chữa trị.

Cùng với đó, người dân cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin, khám chữa bệnh và mua thuố.c tại các cơ sở y tế uy tín, được Nhà nước cấp phép theo đúng quy định, để tránh tình trạng tiề.n mất, tật mang.

Một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết thêm, hành vi của các đối tượng lừ.a đả.o, mạo danh nói trên đã làm ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín của các bệnh viện, gây hoang mang trong cộng đồng nói chung và người bệnh, người nhà người bệnh nói riêng. Hơn nữa, hành vi của các đối tượng lừ.a đả.o ngày càng tinh vi, khó phát hiện khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/cong-ty-son-lam-tuon-thuoc-vao-nhung-benh-vien-nao-20250519i7445366/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTE5fDEzOjQ0OjI3