Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng ‘nhờn luật’ sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng ‘nhờn luật’ sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng ‘nhờn luật’ sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168

Đại diện Cục CSGT cho biết, sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168, trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý đã giảm 1/3 nhưng xuất hiện tình trạng “nhờn luật”.

Chiều 1/4, đại diện Cục CSGT ( Bộ Công an) cho biết, sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168 (từ ngày 1/1 đến 31/3), lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử phạt giảm 341.519 trường hợp.

Trong đó, xử lý vi phạm về nồng độ cồn là 149.931 trường hợp, giảm 130.340 so với cùng kỳ; vi phạm tốc độ 168.598 trường hợp, giảm 92.213 trường hợp; lỗi vượt đèn đỏ giảm 36,6% với 9.131 trường hợp…

Trong 3 tháng qua, tình hình ta.i nạ.n giao thông cũng có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí về số vụ ta.i nạ.n, số người chế.t và người bị thương. Toàn quốc đã xảy ra 4.440 vụ ta.i nạ.n giao thông đường bộ, làm chế.t 2.446 người, bị thương 3.026 người. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 1.821 vụ, giảm 245 người chế.t và giảm 1.864 người bị thương.

CSGT Hà Nội kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu

Đại diện Cục CSGT cho biết thêm, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “nhờn luật”, một bộ phận người tham gia giao thông có dấu hiệu không chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, mặc dù biết các chế tài xử phạt đã tăng nặng theo Nghị định 168.

Video đang HOT

“Để chấn chỉnh tình trạng trên và hình thành thói quen tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây ta.i nạ.n giao thông”, đại diện Cục CSGT thông tin.

Bài viết liên quan  Cập nhật giá vàng sáng 2.3:

Cũng theo vị này, việc xử lý vi phạm theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông “văn minh”, “hiện đại” và “an toàn”. Lực lượng CSGT cũng sẽ vận hành, khai thác, điều khiển đèn tín hiệu giao thông nhằm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa giải quyết ùn tắc giao thông.

Người đi bộ bất ngờ lao vào xe container trên cao tốc, tài xế phải bồi thường?

Người đi bộ vào cao tốc, cố tình lao vào ô tô, liệu tài xế có phải đền bù hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự là tình huống khiến nhiều người quan tâm.

Mạng xã hội đang chia sẻ clip ghi lại tình huống một người đàn ông bất ngờ lao vào đầu xe container đang lưu thông trên đường cao tốc khiến tài xế không kịp phản ứng. Cú đâ.m trực diện khiến người đàn ông tung lên trên kính xe container. Rất may người này chỉ bị thương.

Tình huống xảy ra khiến cộng đồng mạng tranh luận, người đi bộ vào cao tốc, cố tình lao vào đầu xe container đang phóng với tốc độ cao, tài xế có bị truy tố trước pháp luật và phải đền bù không?

Trao đổi với VietNamNet, Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Đức Hưng, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, đường cao tốc là đường dành riêng cho xe cơ giới, pháp luật nghiêm cấm người đi bộ đi vào.

Tại Khoản 3, Điều 25, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, người đi bộ không được phép đi trên đường cao tốc (trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc).

Bài viết liên quan  Vợ kêu đau đầu rồi ngủ, ngừng thở qua đời chồng không biết: 1 kiểu đau đầu cần đi viện ngay đừng chần chừ

“Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đến 600.000 đồng hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào hình ảnh clip, có thể nhận thấy người đàn ông tự ý đi vào làn đường cao tốc khi không có nhiệm vụ, phận sự, thậm chí vượt qua dải phân cách cứng như vậy là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật và phải bị xử lý”, luật sư Đức Hưng nói.

Luật sư nhấn mạnh, trường hợp người đi bộ cố ý đi vào làn đường cao tốc và bị các phương tiện khác gây ra ta.i nạ.n sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ, lỗi của các bên để giải quyết theo quy định của pháp luật.

“Trong vụ ta.i nạ.n này, nguyên nhân do người đi bộ, người đi bộ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm do mình gây ra bao gồm trách nhiệm hình sự về tội: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm khung hình phạt từ 1 năm cho đến 15 năm.

Ngoài ra, người này còn phải chịu trách nhiệm dân sự trong đó có bồi thường thiệt hại về tài sản là phương tiện giao thông bị hư hỏng do ta.i nạ.n và bồi thường về tổn thất tinh thần cho tài xế theo quy định”, luật sư Hưng nhấn mạnh.

Tình huống khác đặt ra nếu tài xế trong những vụ đâ.m phải người đi bộ cố tình đi vào đường cao tốc có phải chịu trách nhiệm?

Trả lời câu hỏi này tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, trong tình huống này người điều khiển xe cơ giới chỉ được coi là có lỗi, phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu người điều khiển phương tiện có khả năng quan sát, còn thời gian để xử lý tình huống nhưng thiếu chú ý quan sát, không giảm tốc độ mới phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Bài viết liên quan  Lọ Lem - Hạt Dẻ xúng xính trong biệt thự 20 tỷ xa hoa, vợ Quyền Linh được khen

Theo luật sư Hưng, quy định tại Điều 260 của Bộ Luật Hình sự nêu rõ: Nếu người điều khiển điều khiển xe ô tô đi đúng phần đường, đúng tốc độ và không có vi phạm quy định nào về an toàn giao thông, lái xe sẽ không phải chịu trách nhiệm kể cả trong trường hợp người đi bộ cố tình đi vào làn đường để t.ự t.ử.

Đáng lưu ý, đây không phải vụ ta.i nạ.n giao thông đầu tiên xảy ra giữa người đi bộ với phương tiện xe cơ giới trên đường cao tốc. Trước đó, vào cuối tháng 2, cũng xảy ra một vụ ta.i nạ.n thương tâm xảy ra trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đoạn qua xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).

Vụ ta.i nạ.n xảy ra vào đêm tối, tài xế xe tải đã đâ.m trúng người phụ nữ dắt theo trẻ nhỏ đi bộ trên cao tốc. Va chạm khiến cháu bé t.ử von.g, người phụ nữ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Với mức phạt tiề.n từ 400.000 đồng- 600.000 đồng cho hành vi đi bộ vào cao tốc được quy định tại Nghị định 168, theo một chuyên gia giao thông là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Bởi vậy, chuyên gia này cho rằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, ngăn chặn để tránh gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/cuc-csgt-xuat-hien-tinh-trang-nhon-luat-sau-3-thang-ap-dung-nghi-dinh-168-20250401i7411119/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDAxfDE4OjI0OjQz