Danh sách và cách nhận biết các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả

Danh sách và cách nhận biết các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả
Danh sách và cách nhận biết các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả

Các sản phẩm mì chính, dầu ăn, bột canh và hạt nêm giả vừa được phát hiện đều không đạt các chỉ tiêu công ty công bố hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm…

Danh sách dầu ăn, bột ngọt giả

Theo báo Vietnamnet, mới đây, Công an tỉnh Phú Thọ đột kích, khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì) phát hiện, tạm giữ hơn 71.000 lít dầu ăn, khoảng 40 tấn mì chính (bột ngọt), 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh giả.

Cơ quan Công an thu giữ hàng trăm tấn bột canh, hạt nêm, dầu ăn, mì chính… giả. (Ảnh: Bộ Công an)

Cơ quan điều tra bước đầu xác định, Công ty này đã đưa ra thị trường 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả. Ngoài ra, 1.220 tấn mì chính có dấu hiệu vi phạm về chỉ dẫn tem mác. Các sản phẩm thường bán cho các bếp ăn công nghiệp nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Danh sách các sản phẩm bị làm giả như:  

Bột ngọt Boat Brand – thương hiệu xuất xứ Singapore và Bột ngọt Famimoto – nhãn hiệu bột ngọt Việt Nam, công nghệ Nhật Bản.

Dầu ăn Boat Brand – thương hiệu xuất xứ Singapore và Dầu thực vật Fami Gold – sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu Singapore.

Bột canh cao cấp Hà Nội và Hạt nêm Bếp Hồng Việt, đóng trong các túi ni lông với quy cách 400g/túi đối với bột canh và 5kg/túi đối với hạt nêm.

Cơ quan công an kiểm tra sản phẩm. Ảnh: Công an Phú Thọ.

Các sản phẩm đều do công ty tự công bố. Nhưng kết quả trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an giám định về thành phần, định lượng, định tính giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm đều không đạt so với các chỉ tiêu công ty công bố hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn.

Đối với mì chính, sau khi mua mì chính từ Công ty TNHH Thương mại Quang Thanh (địa chỉ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội), công ty Famimoto san chia, đóng gói vào bao bì nhãn hiệu thành hai loại:

– Bột ngọt Boat Brand – thương hiệu xuất xứ Singapore

– Bột ngọt Famimoto – nhãn hiệu bột ngọt hàng đầu Việt Nam, Công nghệ Nhật Bản

Đối với dầu ăn, sau khi mua nguyên liệu về, công ty Famimoto sang chiết, rót vào chai thành hai loại:

– Dầu ăn thượng hạng Boat Brand – thương hiệu xuất xứ Singapore

Bài viết liên quan  Bảng lương CA xã 2025

– Dầu thực vật Fami Gold – sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu Singapore

Đối với bột canh , Công ty Famimoto mua nguyên liệu từ nhiều đơn vị khác nhau, sau đó phối trộn với tỷ lệ nhất định, thực hiện một số công đoạn như tạo hạt, sấy khô tạo thành hai loại:

– Bột canh cao cấp Hà Nội

– Hạt nêm Bếp Hồng Việt

Các sản phẩm trên sau đó được đóng trong các túi nilon với quy cách 400g/túi đối với bột canh và 5 kg/túi đối với hạt nêm. Tất cả các sản phẩm trên, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam tiến hành tự công bố sản phẩm.

Theo kết quả trưng cầu giám định của Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an giám định về thành phần, định lượng, định tính giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm mì chính, dầu ăn, bột canh cao cấp và hạt nêm nói trên do Công ty Famimoto Việt Nam đóng gói và sản xuất đều không đạt so với các chỉ tiêu công ty công bố hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm.

Ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Trao đổi với báo VietNamNet, Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội – cho biết, các sản phẩm làm giả trên đều nguy hiểm đối với sức khỏe người dùng.

Ông Thịnh cho rằng, các cơ quan chức năng cần công bố các sản phẩm có những chất gì. Điều lo ngại nhất là các đối tượng có thể sử dụng chất tạo ngọt cho mì chính, hạt nêm không có trong danh mục chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép.

Người tiêu dùng ăn phải hàng giả có thể bị dị ứng, choáng váng, nhức đầu,… về lâu dài dẫn đến suy gan, thận, ngộ độc nhưng chưa có biểu hiện cấp tính nên khó nhận biết.

Đối với dầu ăn, Phó giáo sư Thịnh cho biết sản phẩm kém chất lượng thường là dầu ăn tái chế. Người dùng dầu ăn tái chế chiên rán gặp nhiều nguy hiểm với sức khỏe, có thể gây UT.

Những loại dầu này được thu gom từ các nhà hàng với số lượng lớn và tái chế bán ra thị trường. Loại này đã được sử dụng và trong quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ biến tính sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide…

Cách nhận biết

Để nhận biết bột ngọt, hạt nêm giả, ông Thịnh cho biết rất khó. Trong một số trường hợp, có thể nhìn quy cách đóng gói như hàng chính hãng có các mép dập đều nhau, mềm, mịn. Hạt mì chính giả thường có cánh sắc, không vuông thành. Hạt nêm giả hay nhái tên các thương hiệu nổi tiếng hoặc bán theo cân, không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.

Bài viết liên quan  Lột vỏ cà chua theo cách này, cực đơn giản chỉ mất 10 giây

Cách nhận biết dầu ăn giả dễ hơn, người nấu có thể ngửi dầu có mùi khét. Khi mua đồ chiên rán có mùi khét, bạn không nên ăn. Các bà nội trợ có thể thử bằng cách lấy ít dầu ăn và nước cho vào nồi đun sôi. Khi nước bốc hơi có mùi khét là dầu kém chất lượng.

Các loại thức ăn vỉa hè, chợ dân sinh, hàng quán cũng có nguy cơ chế biến từ các loại dầu giả để đảm bảo lợi nhuận của người bán.

Để chọn gia vị nấu ăn an toàn, Phó giáo sư Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn hàng từ những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng và thành phần phụ gia. Đối với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phụ bằng tiếng Việt là bắt buộc để đảm bảo an toàn.

Cách nhận biết mì chính, hạt nêm giả

– Bao bì: Mì chính thật sẽ có biểu tượng của sản phẩm rõ ràng, màu sắc đỏ tươi, bao bì dày dặn và không nhăn. Trong khi đó, mì chính giả có logo sản phẩm màu vàng sậm, nhòe, không đọc được chữ bên trong, bao bì cứng, dễ nhăn nheo.

– Cách đóng gói: Mì chính thật có đường hàn ở các cạnh túi bằng nhau, không nổi bọt và dưới đáy in rõ ngày tháng sản xuất. Mì chính giả thường có các đường hàn không đều nhau, không in hoặc có ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.

– Cánh mì chính: Đối với hàng thật, cánh mì to, sánh đều, không gãy. Hàng giả, cánh không đều, gãy vụn và có nhiều bụi trắng.

– Trọng lượng: Mì chính thật luôn có trọng lượng đúng với trọng lượng được in trên bao bì. Nếu trọng lượng ít hơn hay gần tương đương với trọng lượng in trên bao bì là mì chính giả.

– Giá cả: Thông thường những mặt hàng đại hạ giá hay sản phẩm quá rẻ, nhiều khả năng là hàng giả bởi những mặt này không phải mất chi phí cho nghiên cứu, phát triển và quảng cáo sản phẩm. Đặc biệt, hàng giả thường sử dụng nguyên liệu kém chất lượng gây hại cho người tiêu dùng.

Bởi vậy, hãy cảnh giác với các điểm bán hàng không uy tín và cẩn trọng với việc mua hàng qua các trang bán hàng trực tuyến.

Bài viết liên quan  Kiệt Hà Tĩnh: Giả gái mượt không kém Khải Khịa, thành tích học tập gây choáng

Nhận biết mì chính bằng mẹo

Hòa một ít tinh thể mì chính vào nước và nếm, nếu là mì chính thật thì có vẻ ngọt dịu, hàng giả sẽ có vị lạ hoặc kích thích lưỡi.

Cho một lượng tinh thể vào chiếc thìa sạch và hơ lên trên ngọn lửa. Nếu là mì chính thật sẽ có mùi như tóc cháy, mì chính giả sẽ có mùi khác và tàn tro màu trắng.

Cho một thìa cà phê tinh thể cần thử vào một chén nước rau muống luộc, nếu nước rau chuyển sang màu sẫm hơn thì đó không phải là mì chính.

Cho một thìa cà phê tinh thể cần thử vào một chén nước quấy đều lên, nếu thấy có những tinh thể không tan thì đó không phải là mì chính.

Lưu ý khi sử dụng mì chính

Theo các chuyên gia, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa sử dụng mì chính trong khẩu phần ăn. Lượng mì chính cho vào thức ăn chỉ được chiếm tỉ lệ 10g/1kg sản phẩm, tức 1%.

Bản chất của mì chính là sản phẩm của phản ứng hóa học được sử dụng để cải thiện vị, làm hương vị các món ăn trở nên ngọt ngào, hấp dẫn hơn nên không có giá trị dinh dưỡng. Nếu sử dụng mì chính quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt… Về lâu dài, các chất độc tích tụ lại có thể gây ra những chứng bệnh về bệnh tim, thận, thậm chí là UT.

Cách nhận biết dầu ăn giả đơn giản hơn

Người nấu có thể ngửi thấy mùi khét từ dầu. Khi mua các món chiên rán có mùi khét, bạn không nên ăn. Ngoài ra, có thể thử bằng cách cho một ít dầu ăn cùng nước vào nồi đun sôi; nếu nước bốc hơi kèm mùi khét, đó là dầu kém chất lượng.

Các loại thức ăn bán ở vỉa hè, chợ dân sinh hoặc quán ăn bình dân cũng có nguy cơ được chế biến từ dầu ăn giả nhằm giảm chi phí nguyên liệu.

Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên chọn mua gia vị từ các nhà sản xuất uy tín, sản phẩm có nhãn mác đầy đủ gồm tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng và thành phần phụ gia. Đối với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phụ tiếng Việt là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/danh-sach-va-cach-nhan-biet-cac-loai-mi-chinh-hat-nem-dau-an-gia-d280404.html