Đè vạch chờ đèn đỏ cũng bị phạt 20 triệu là quá nặng?

Đè vạch chờ đèn đỏ cũng bị phạt 20 triệu là quá nặng?
Đè vạch chờ đèn đỏ cũng bị phạt 20 triệu là quá nặng?

Nghị định 168/2024 quy định người điều khiển ô tô mà không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (vượt đèn đỏ) thì bị phạt tiề.n 18 – 20 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.

Với người điều khiển xe máy, mức phạt là 4 – 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe.

Trên một số diễn đàn mạng xã hội, nhiều ý kiến đang tranh luận về việc tài xế đã dừng chờ đèn đỏ nhưng bánh xe lại cán lên vạch dừng, thì có bị xử phạt về lỗi vượt đèn đỏ không?

Theo quy định hiện hành, hành vi dừng xe cán lên vạch chờ đèn đỏ cũng bị xử phạt như lỗi vượt đèn đỏ (ảnh minh họa). ẢNH: TUYẾN PHAN

Trả lời vấn đề này, đại diện Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho hay, hành vi điều khiển xe dừng chờ đèn đỏ nhưng đè lên vạch dừng vẫn sẽ bị phạt như lỗi vượt đèn đỏ.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024 đều quy định, với tín hiệu đèn giao thông màu vàng, tài xế phải dừng lại trước vạch dừng, chỉ khi đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng thì mới được đi tiếp. Còn với màu đỏ, đây là tín hiệu đèn cấm đi.

Như vậy, về nguyên tắc, khi đến nơi giao nhau thì người điều khiển phương tiện giao thông phải quan sát, giảm tốc độ, chấp hành tín hiệu đèn giao thông hoặc hiệu lệnh từ người chỉ huy giao thông. Nếu xe chưa lăn bánh tới vạch dừng mà tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng hoặc đỏ, tài xế buộc phải dừng xe trước vạch dừng. Trường hợp vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.

Dừng đèn đỏ cán vạch bị CSGT phạt như vượt đèn đỏ: Nhiều người thắc mắc ‘mức nguy hiểm tương đương’?

Phạt như nhau là quá nặng?

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ủng hộ việc xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm giao thông, nhất là những lỗi cố ý, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ta.i nạ.n giao thông, ví dụ như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách, đán.h võng… Song, ông Hòa cho rằng nên có sự phân hóa mức phạt với những hành vi mang tính vô ý hoặc mức độ nguy hiểm không cao, cụ thể cần bàn ở đây là hành vi dừng xe cán lên vạch chờ đèn đỏ.

Thực tế cho thấy, không phải tất cả đèn tín hiệu giao thông đều có bộ đếm giây, nơi có nơi không, thậm chí một số trường hợp tín hiệu đèn giao thông bất ngờ đổi màu khiến tài xế “không kịp trở tay”, hoặc vì 1 – 2 giây lơ là mà tài xế đã dừng xe để chờ đèn đỏ nhưng bánh xe lại cán lên vạch chờ.

Hay như tình huống tắc đường khiến dòng xe phải nối đuôi nhau, xe sau thấp hơn nên bị xe trước cản tầm nhìn, khi tài xế phát hiện đèn chuyển sang màu đỏ thì bánh xe đã cán lên vạch, dù lập tức dừng xe thì vẫn bị coi là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. “Tài xế không cố ý vượt đèn đỏ, nếu vẫn phạt hết khung thì quá nặng, nên xem xét cho hợp lý hơn”, ông Hòa nói.

Bài viết liên quan  Bánh mì ăn kèm gia vị ‘thần kỳ’ này: Càng ăn càng khỏe, sống thọ thêm 10 năm

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cũng nhận định mục đích xử phạt hành vi vượt đèn đỏ nhằm chế tài đối với người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Xét theo góc độ này, hành vi dừng xe để chờ đèn đỏ nhưng lại cán lên vạch chờ “có vẻ chưa thỏa mãn”. Bởi lẽ, ý chí của tài xế là muốn dừng lại để chấp hành tín hiệu đèn, nhưng xuất phát từ nguyên nhân nào đó mà lỡ vượt qua ranh giới vạch dừng, chứ thực chất không phải muốn điều khiển xe tiếp tục tiến vào giao lộ.

Cạnh đó, nếu xét tương quan mức độ nguy hiểm, hành vi dừng xe cán vạch chờ đèn đỏ rõ ràng là thấp hơn hành vi vượt đèn đỏ. Phương tiện đã dừng lại hẳn, không có hoặc rất khó xảy ra khả năng xảy ra xung đột với dòng phương tiện đến từ hướng khác. “Mức phạt nên tương xứng với mức độ nguy hiểm của từng hành vi”, ông Hùng nêu quan điểm.

Vị luật sư bày tỏ thêm sự lo ngại, khi mức phạt đối với hành vi dừng xe chờ đèn đỏ cán lên vạch chờ bằng với mức phạt vượt đèn đỏ sẽ dẫn tới tâm lý “đã lỡ đè vạch rồi thì vượt luôn, đằng nào cũng bị phạt như nhau”. Điều này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ ta.i nạ.n giao thông.

Cần có “lằn ranh” mức phạt

Từ phân tích đã nêu, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng kiến nghị nên nghiên cứu theo hướng chỉ xử phạt lỗi vượt đèn đỏ nếu phần lớn chiều dài xe đã vượt qua vạch dừng. “Trường hợp này, kể cả tài xế dừng xe thì vẫn cần phạt nặng, vì hình ảnh trực quan cho thấy anh đã cố tình không chấp hành tín hiệu đèn, không có gì để biện hộ”, luật sư nêu.

Ngược lại, nếu bánh xe chỉ chớm lên vạch dừng khi tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng hoặc đỏ, nhất là những nơi đèn tín hiệu không có bộ đếm giây, hoặc mật độ giao thông cao, hành vi này nên được áp dụng mức phạt nhẹ hơn. “Có thể phạt tương đương với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường chẳng hạn”, luật sư Hùng gợi ý.

Ông Hùng kỳ vọng sự phân hóa mức phạt như trên sẽ “công bằng” hơn với những người không cố ý vượt đèn đỏ, khuyến khích các tài xế lỡ cán lên vạch thì lập tức dừng lại trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm hơn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Đồng quan điểm, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cũng cho rằng nên có sự điều chỉnh mức phạt đối với hành vi dừng xe cán lên vạch chờ đèn đỏ. “Chiếu theo đúng câu chữ trong luật, đè vạch chờ thì vẫn thuộc trường hợp vượt đèn đỏ, CSGT xử phạt là hoàn toàn đúng, tăng sức răn đe. Nhưng chiếu theo mức độ nguy hiểm, đè vạch và vượt qua vạch là khác nhau”, ông nói.

Bài viết liên quan  Cô giáo nghi bị sát hại trên đường tới trường

Ông Tạo đề xuất chia mức phạt đối với lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông thành nhiều bậc. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số quốc gia quy định vượt đèn đỏ ở 1-2 giây đầu thì mức phạt thấp hơn, bởi dòng phương tiện ở hướng khác chưa tiến sâu vào giao lộ; nếu vượt đèn đỏ ở các giây tiếp theo thì mức phạt cao hơn, bởi pha đèn xanh của dòng phương tiện khác đã vào sâu, nguy cơ xảy ra va chạm là rất lớn.

Theo TS Khương Kim Tạo, VN có thể “tiếp thu có chọn lọc” kinh nghiệm nêu trên. Cơ quan chức năng nên nghiên cứu, điều chỉnh về mặt câu chữ trong luật, để phân chia mức phạt giữa hành vi dừng xe mà cán lên vạch chờ đèn đỏ và hành vi vượt qua hẳn vạch chờ đèn đỏ để đi vào giao lộ. “Giống như vi phạm nồng độ cồn, chúng ta có nhiều mức phạt tùy theo nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế, như vậy sẽ phản ánh đúng với tính chất nguy hiểm của hành vi”, ông Tạo nói.

Tuy nhiên, đề xuất của TS Khương Kim Tạo nếu được xem xét, nghiên cứu thì cũng là câu chuyện của tương lai, khi tới đây có sự tổng kết, đán.h giá. Còn hiện tại, cả luật và nghị định đều quy định tài xế phải dừng xe trước vạch dừng khi tín hiệu đèn chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Ông Tạo khuyến nghị người tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm để tránh bị xử phạt với số tiề.n lớn.

5 trường hợp xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ, phạt nặng nếu không xi nhan

Từ 1/1/2025, xe máy được phép rẽ phải khi đèn đỏ trong 5 trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện tuyệt đối không được quên xi nhan khi rẽ, nếu vi phạm có thể bị phạt nặng.

Quy định về mức xử phạt mới đối với các trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn giao thông theo Nghị định 168/2024 tăng cao đang được dư luận quan tâm đặc biệt. Theo đó, người lái xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.

Tuy nhiên, có 5 trường hợp sau đây xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ.

Trường hợp 1, được rẽ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột kilomet, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Trong một số trường hợp, xe máy được phép rẽ phải khi có tín hiệu đèn đỏ.

Trường hợp 2, có đèn tín hiệu hình mũi tên/hình xe mô tô cho phép rẽ phải và đang chuyển màu xanh.

Trường hợp 3, có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.

Trường hợp 4, có vạch mắt võng trên mặt đường.

Đường có vạch kẻ kiểu mắt võng

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu đường bộ quy định, vạch kẻ “kiểu mắt võng” là một trong những hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, được dùng để báo cho người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch mắt võng nhằm tránh ùn tắc giao thông.

Bài viết liên quan  Người sinh vào 3 tuổi con giáp này được Thánh Mẫu che chở, Thần tài dẫn lối kiếm tiền giàu sụ

Trên thực tế, tại các khu vực ngã tư, đường vòng cua có vạch kẻ kiểu mắt võng, chúng ta có thể gặp vạch kẻ kiểu mắt võng không có mũi tên chỉ hướng. Khi gặp vạch này, nếu đèn tín hiệu đi thẳng qua vạch sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu gặp đèn đỏ mà không có bất kỳ biển phụ nào khác thì bị xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Vạch kẻ kiểu mắt võng có mũi tên xác định hướng phải đi thì người điều khiển phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên được phép đi qua. Khi đó sẽ không bị coi là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Như vậy, khi tham gia giao thông, gặp vạch kẻ kiểu mắc võng độc lập thì buộc phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch này. Trường hợp vạch kẻ mắc võng kết hợp với đèn tín hiệu, mũi tên, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì phải tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn.

Cụ thể, vạch mắt võng có kèm theo mũi tên rẽ phải, đồng nghĩa với việc phần đường đó được dành cho các phương tiện giao thông rẽ phải. Nếu xe đi thẳng dù đèn tín hiệu giao thông là xanh hay đỏ thì đều vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.

Trường hợp 5, có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn giao thông.

Khi rẽ phải tại những trường hợp được nêu trên, người điều khiển xe máy phải bật xi nhan và nhường đường cho người đi bộ. Với lỗi không xi nhan, từ ngày 1/1/2025, xe máy sẽ bị phạt tiề.n từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Nếu không xi nhan gây ta.i nạ.n giao thông, phạt tiề.n 10 – 14 triệu đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Người vi phạm không nộp phạt sẽ không được cấp đổi giấy phép lái xe

Thời gian qua xuất hiện tình trạng người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn không đến giải quyết do mức phạt tiề.n cao hơn giá trị chiếc xe. Với tình huống này, lực lượng chức năng sẽ lập hội đồng sung công và bán thanh lý phương tiện theo quy định, nộp tiề.n và.o ngân sách.

Người điều khiển bị tạm giữ giấy phép lái xe nếu không đến nộp phạt sẽ không được cấp hoặc đổi giấy phép lái xe, không được đăng ký xe mới. Trường hợp giấy phép lái xe bị tạm giữ mà không đến xử lý nhưng tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý rất nặng.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/de-vach-cho-den-do-cung-bi-phat-20-trieu-la-qua-nang-20250518i7444497/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTE4fDExOjI0OjQx