
Ra mắt nhân dịp kỷ niệm 45 năm thương hiệu điện ảnh “ Doraemon ”, Phim điện ảnh “ Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh” đang tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ tại phòng vé Nhật Bản và nhận được vô số lời khen ngợi từ khán giả lẫn giới phê bình.
Ngay trong tuần đầu công chiếu, bộ phim đã nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng phòng vé Nhật với hơn 570.000 lượt xem và doanh thu 702 triệu yên. Không chỉ duy trì sức nóng , phim giữ vững vị trí số 1 suốt 6 tuần liên tiếp – kỳ tích chưa từng có với dòng phim Doraemon kể từ năm 2000. Đến nay, doanh thu đã cán mốc 4 tỷ yên, đưa phim lọt top 7 tác phẩm “Doraemon” ăn khách nhất mọi thời đại.
Thành công của phần phim thứ 44 này không chỉ đến từ hiệu quả thương mại mà còn nhờ vào nội dung được đán.h giá cao. Phim đưa nhóm bạn Nobita bước vào cuộc phiêu lưu kỳ ảo bên trong thế giới hội họa cổ đại – nơi tồn tại một vương quốc trung cổ mang tên Artoria. Tại đây, các nhân vật phải vượt qua hiểm nguy, đối đầu kẻ thù để bảo vệ viên ngọc huyền thoại có khả năng thay đổi vận mệnh.
Cốt truyện lôi cuốn, nhịp kể hấp dẫn và thông điệp sâu sắc về tình bạn, sự đoàn kết cùng sức mạnh của nghệ thuật đã khiến nhiều khán giả Nhật Bản không ngần ngại gọi đây là “bộ phim Doraemon hay nhất từ trước đến nay”. Nhà phê bình Mark Schilling của Japan Times nhận định: “Bộ phim là tấm gương phản chiếu của sự tự do và sáng tạo , dù được đặt trong bối cảnh quen thuộc”.
Sức hút từ phần phim này tiếp tục nối dài chuỗi thành công ấn tượng của thương hiệu “Doraemon” – đã tồn tại vững vàng suốt 45 năm trên màn ảnh rộng kể từ phim đầu tiên phát hành năm 1980. Trước đó, phần phim “Doraemon: Nobita và bản giao hưởng địa cầu” cũng từng lập kỷ lục doanh thu tại Việt Nam, cán mốc 100 tỷ đồng chỉ sau vài ngày công chiếu.
Video đang HOT
Ra đời từ bộ truyện tranh của cố họa sĩ Fujiko F. Fujio, “Doraemon” không chỉ là câu chuyện về chú mèo máy từ tương lai giúp đỡ cậu bé hậu đậu Nobita, mà còn trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng lan tỏa khắp thế giới. Từ khi bộ phim điện ảnh đầu tiên được công chiếu vào năm 1980, loạt Movie “Doraemon” đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả qua 44 tác phẩm, mang đến những cuộc phiêu lưu kỳ thú, đa thể loại, nhưng thấm đẫm trong đó vẫn là tình bạn và những bài học nhân văn.
“Doraemon” đã vượt xa ranh giới của một thương hiệu giải trí, trở thành nguồn cảm hứng cho ngành truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản. Bộ truyện góp phần phổ biến khái niệm “moe”, tức những nhân vật dễ thương, gần gũi và mở đường cho thể loại “du hành thời gian” trong các tác phẩm sau này. Cho đến nay, thuyết thời gian trong “Doraemon” vẫn độc lạ, được bàn tán sâu rộng.
Không chỉ dừng ở đó, hình tượng chú mèo máy còn đại diện cho sự sáng tạo và công nghệ, truyền cảm hứng cho tr.ẻ e.m về lòng dũng cảm, sự đoàn kết và giá trị của tình bạn. Tại Nhật Bản, “Doraemon” được đích thân cựu Bộ trưởng Ngoại giao Masahiko Komura chọn làm đại sứ hoạt hình đầu tiên, góp phần quảng bá văn hóa xứ sở mặt trời mọc đến với quốc tế. Doraemon còn xuất hiện, làm đại sứ nhiều chiến dịch quảng cáo, sản phẩm thương mại, khẳng định vị thế không thể thay thế của nhân vật này trong văn hóa đại chúng.
Loạt chi tiết vô lý nhất Doraemon sau 55 năm vẫn chưa có lời giải: Thành tích học tập của Nobita gây lú cực mạnh
Thế giới tưởng chừng đơn giản của Nobita và Doraemon thực chất lại chứa đầy nghịch lý khiến người lớn phải hoang mang sau hơn 55 năm.
1. Doraemon – Mèo máy có cảm xúc và biết yêu
Dù được tạo ra như một robot giúp việc cho tr.ẻ e.m, Doraemon lại có những cảm xúc quá mức giống con người. Cậu có thể lo lắng, tức giận, ghen tuông, thậm chí là rơi nước mắt vì tình yêu. Trong một số tập truyện và phim dài, Doraemon từng phải lòng những cô mèo khác như Noramyako và trải qua các cung bậc cảm xúc đầy nhân tính. Điều này đặt ra câu hỏi lớn: Trí tuệ nhân tạo trong tương lai đã tiến hóa đến mức nào để robot có cảm xúc như con người? Hay thực chất Doraemon là sinh vật sống chứ không chỉ đơn thuần là máy móc?
2. Robot lỗi nhưng sử dụng bảo bối tối tân
Doraemon được mô tả là một sản phẩm thất bại, lỗi kỹ thuật, năng lực kém, bị chế giễu và không được đán.h giá cao tại thời đại của mình. Tuy nhiên, nghịch lý nằm ở chỗ: cậu lại sở hữu một kho bảo bối công nghệ cực kỳ tiên tiến, nhiều trong số đó có sức mạnh nguy hiểm như du hành thời gian, thay đổi ký ức, điều khiển thời tiết hoặc thậm chí làm ngưng hoạt động của thế giới. Không ai biết Doraemon lấy các bảo bối đó từ đâu, tại sao chúng không được kiểm soát, và lý do vì sao một “robot lỗi” lại có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng như vậy. Một hệ thống tương lai hiện đại đến thế mà lại để bảo bối lọt vào tay tr.ẻ e.m, liệu có hợp lý không?
3. Tính pháp lý và an toàn của bảo bối
Các bảo bối trong Doraemon đều được cho là sản phẩm của tương lai, nơi khoa học công nghệ đạt tới đỉnh cao. Tuy nhiên, trái với vẻ ngoài hiện đại, chúng lại thiếu hoàn toàn hệ thống an toàn. Một cậu bé như Nobita có thể dễ dàng sử dụng “Đèn pin thu nhỏ”, “Khăn hoán đổi cơ thể” hay “Cỗ máy thời gian” mà không cần hướng dẫn, giấy phép hay bất kỳ cảnh báo nào. Điều này không chỉ nguy hiểm, mà còn cực kỳ phi lý. Nếu ở tương lai, con người đủ thông minh để chế tạo những thiết bị đó, tại sao họ không xây dựng cơ chế kiểm soát, hoặc cài giới hạn quyền truy cập để tránh rủi ro? Doraemon chưa từng nhắc đến các quy định pháp luật trong tương lai, khiến nhiều người nghi ngờ rằng xã hội đó đang… vô chính phủ.
4. “Cảnh sát thời gian” xuất hiện như trò đùa
Một số tập đặc biệt từng đề cập đến một tổ chức gọi là “Cảnh sát thời gian” – lực lượng có nhiệm vụ giám sát các hoạt động du hành thời gian nhằm ngăn chặn thay đổi dòng lịch sử. Tuy nhiên, tổ chức này xuất hiện rất hiếm hoi, thiếu nhất quán và không có vai trò rõ ràng. Trong phần lớn thời gian, Nobita và Doraemon vô tư đi về quá khứ, tương lai, can thiệp sự kiện lớn nhỏ mà không gặp phải sự phản đối nào. Chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, cảnh sát thời gian mới lộ diện như một hình thức “vá lỗi” cốt truyện. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong logic thế giới Doraemon, khi một cơ chế quản lý nghiêm ngặt như vậy lại tồn tại chỉ để “trang trí” cho vài tình tiết đặc biệt.
5. Nghịch lý thời gian: Ai gửi Doraemon về quá khứ?
Tình huống khởi đầu của Doraemon là: Sewashi, chắt của Nobita, gửi Doraemon về để thay đổi vận mệnh thất bại của ông cố mình. Theo lời Sewashi, nếu Nobita cưới Jaiko thì gia đình sẽ rơi vào thảm cảnh. Tuy nhiên, khi Doraemon giúp Nobita cưới Shizuka và thay đổi toàn bộ dòng dõi, Sewashi vẫn tồn tại. Vậy câu hỏi là: Sewashi là hậu duệ của ai? Nếu gia phả thay đổi, tại sao cậu vẫn còn? Và nếu không có Sewashi, ai đã gửi Doraemon về? Đây là một ví dụ điển hình của “nghịch lý bootstrap” – nơi nguyên nhân và kết quả tự tạo thành một vòng lặp không hồi kết. Một câu hỏi đã khiến nhiều fan đau đầu suốt hàng chục năm.
6. Thành tích học tập kỳ lạ của Nobita
Một trong những đặc điểm gây tranh cãi nhất của Nobita là việc cậu luôn đạt điểm 0 trong các bài kiểm tra trắc nghiệm. Xét về mặt thống kê, ngay cả khi đoán mò, Nobita vẫn có cơ hội đúng ít nhất một vài câu. Việc cậu luôn đạt điểm 0 hoàn toàn phi logic, trừ khi Nobita cố tình chọn đáp án sai. Đây có thể là một chi tiết hài hước được phóng đại để làm nổi bật sự hậu đậu của nhân vật, nhưng cũng là điểm khiến nhiều người cho rằng Doaremon quá phi thực tế trong cách xây dựng tình huống học đường.
7. Chong chóng tre và định luật vật lý bị quên lãng
Chong chóng tre là bảo bối cực kỳ phổ biến trong Doraemon, cho phép người dùng bay lơ lửng trên không trung. Tuy nhiên, về mặt vật lý, một thiết bị nhỏ gắn trên đầu lại có thể nâng cả cơ thể con người là điều không tưởng. Chưa kể, người dùng không hề được bảo vệ khỏi sức gió, nhiệt độ hay va chạm khi bay ở độ cao lớn. Ngoài ra, khả năng định hướng khi bay, cũng như nguồn năng lượng cho chong chóng hoạt động cũng chưa từng được lý giải. Đây là một trong những chi tiết “ảo” nhất nhưng lại xuất hiện nhiều nhất trong toàn bộ loạt truyện.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/doraemon-tro-lai-mua-he-2025-voi-sieu-pham-hay-nhat-tu-truoc-den-nay-20250524i7449292/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTI0fDE0OjQ5OjI0