
Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt cảnh cáo hành vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
Trường hợp tái phạm nhiều lần, mức phạt lên tới 20 triệu đồng.
Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiề.n tệ và ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Một trong những nội dung được đề cập là vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất phạt cảnh cáo với hành vi mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng sẽ bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp các hành vi này tái phạm nhiều lần, Ngân hàng Nhà nước đề xuất mức phạt 10-20 triệu đồng.
Với vi phạm không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ tại địa điểm giao dịch theo quy định hoặc vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, mức đề xuất phạt là 30-50 triệu đồng.
Video đang HOT
Kinh doanh vàng miếng không có giấy phép có thể bị phạt 400 triệu đồng (Ảnh: Tiến Tuấn).
Nhà điều hành tiề.n tệ cũng đề xuất phạt tiề.n 80-100 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng không đúng quy định của pháp luật hay mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định của, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Với hành vi kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về trạng thái vàng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm không đúng theo nội dung ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, mức phạt là 140-180 triệu đồng.
Với hành vi sử dụng vàng nguyên liệu nhập khẩu không đúng theo giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm trong trường hợp tái phạm, mức phạt là 200-250 triệu đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất phạt tiề.n từ 250-300 triệu đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.
Việc kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hay thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật có thể bị phạt 300-400 triệu đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số vàng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể tước quyền sử dụng giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong thời hạn từ 9 tháng đến 12 tháng.
Vàng nữ trang gặp thời
Mãi lực vàng nữ trang tăng mạnh dịp cuối năm dù chịu nhiều tác động từ chính sách.
Mãi lực tăng 50%
Các tiệm bán vàng nữ trang trên trục đường Nguyễn Văn Nghi, xung quanh khu vực chợ Gò Vấp (Q.Gò Vấp, TP.HCM), chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM)… người dân ra vào tấp nập để mua sắm. Hệ thống các cửa hàng vàng bạc đá quý của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ khách hàng ra vào cũng đông hơn những ngày trước đó. Ông Nguyễn Ngọc Trọng – Giám đốc kinh doanh vàng PNJ – cho biết: “Lực mua vàng nữ trang từ đầu tháng 1 đến nay tăng tới 50% so với ngày thường, tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán chạy nhất là các hàng vàng bạc đá quý tại miền Trung và Đông Nam bộ”.
Một người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành vàng cho rằng, người tiêu dùng sẽ dần có xu hướng lựa chọn cất giữ bằng vàng nữ trang có chất lượng 4 số 9 để thay thế vàng miếng, bởi việc mua bán sẽ dễ hơn, không như vàng miếng phải bán đúng nơi quy định là ngân hàng, công ty, nếu không sẽ bị cơ quan chức năng bắt phạt và tịch thu tang vật.
Nhu cầu vàng trang sức cuối năm tăng mạnh – Ảnh: D.Đ.Minh
Khó xuất khẩu
Sự sôi động trên thị trường vàng nữ trang được giới kinh doanh đán.h giá chỉ là hoạt động mùa vụ chứ hướng tới xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn. Từ sau khi chính sách về quản lý thị trường vàng, đặc biệt là vàng miếng được “siết” mạnh, các đơn vị kinh doanh vàng chuyển hướng tập trung đầu tư vào phát triển thị trường nữ trang. Cụ thể, giữa năm 2012, SJC đưa vào hoạt động Xí nghiệp nữ trang SJC Tân Thuận với tổng kinh phí đầu tư 132 tỉ đồng, công suất vàng miếng lên 50.000 lượng, 350.000 – 500.000 sản phẩm nữ trang/năm. Sau đó không lâu, PNJ cũng đầu tư 100 tỉ đồng đưa vào hoạt động Xí nghiệp nữ trang với công suất 4 triệu sản phẩm/năm… Các đơn vị kinh doanh vàng dự kiến phát triển mạnh thị trường này trong những năm tới cả trong và ngoài nước.
Thế nhưng việc nữ trang vàng bạc đá quý Việt Nam xuất ngoại xem ra khá bế tắc khi thuế xuất khẩu lên đến 10%. Trong khi đó các quốc gia trong khu vực đã giảm thuế xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ xuống mức 0% để khuyến khích ngành này phát triển. Đơn cử như kim ngạch xuất khẩu vàng trang sức tại Thái Lan mỗi năm vào khoảng 3 tỉ USD. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế với các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ hàm lượng 20K (83,33%), 22K (91,66%), thậm chí 24K… rất được ưa chuộng tại các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Dubai, Trung Quốc… Tuy nhiên, mức thuế suất xuất khẩu hiện nay khiến sản phẩm khó cạnh tranh với các quốc gia khác. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) kiến nghị thuế xuất khẩu bằng 0% đối với vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 80% trở lên.
Một vấn đề bế tắc khác đối với ngành vàng nữ trang là giá vàng trong nước luôn giữ một khoảng cách cao hơn giá thế giới từ 3 – 5 triệu đồng/lượng nên rất khó có giá xuất khẩu cạnh tranh. Chính vì vậy, VGTA kiến nghị NHNN xem xét cho các doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất trang sức, mỹ nghệ được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất nữ trang.
Chỉ thị về tổ chức thực hiện chính sách tiề.n tệ
Ngày 31.1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành Chỉ thị 01 về tổ chức thực hiện chính sách tiề.n tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013. Cụ thể, khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định thị trường vàng và đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Đẩy nhanh tiến độ gia công vàng miếng SJC từ vàng miếng thương hiệu khác để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có nguồn vàng chi trả cho các khoản huy động, giữ hộ đến hạn. NHNN triển khai thực hiện cơ chế mua bán vàng nhằm mục đích kiến tạo và đảm bảo sự lưu thông của thị trường.
Ngoài ra, trong quý 1/2013, NHNN phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn việc cho vay đối với các đối tượng mua nhà xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án sang nhà dự án xã hội.
Theo TNO
Nguồn: https://vietgiaitri.com/dung-vang-lam-phuong-tien-thanh-toan-co-the-bi-phat-canh-cao-20250517i7444210/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTE3fDIxOjM0OjM5