
Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa được xác định đã nộp thêm 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
Gia đình ông Quyết đã chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội vào ngày thứ sáu vừa qua.
Như vậy, đến nay ông Trịnh Văn Quyết và hai em gái là Trịnh Thị Thúy Nga (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) và Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) đã nộp tiề.n khắc phục tổng cộng khoảng 1.073 tỷ đồng.
Số tiề.n này đang được Cục Thi hành án dân sự Hà Nội quản lý để phục vụ việc tổ chức thi hành án dân sự sau này.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa sơ thẩm năm 2024 (Ảnh: Minh Long).
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm 25/3 vừa qua, luật sư của ông Trịnh Văn Quyết cho biết, 3 bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả cho 133 bị hại là những người còn nắm giữ cổ phiếu “họ” FLC từ đầu.
Video đang HOT
Trong đó, 2 em gái của ông Quyết nộp thừa phần trách nhiệm dân sự mà bản án sơ thẩm đã tuyên. Cụ thể, bà Nga nộp tổng cộng 86,6 tỷ đồng, bà Huế nộp 254,3 tỷ đồng.
Theo luật sư, trong tháng 5, gia đình bị cáo Trịnh Văn Quyết cam kết sẽ nộp khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án (tổng số tiề.n của 3 anh em ông Trịnh Văn Quyết là 2.400 tỷ đồng).
Cựu Chủ tịch FLC được xác định đang điều trị tại Khoa Lao của Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) với chẩn đoán bệnh lao phổi, dị ứng thuố.c lao, tăng huyết áp, suy tim độ 3, tăng áp lực động mạch phổi, viêm gan dị ứng, viêm dạ dày, rối loạn lo âu,… tiề.n sử do hút thuố.c l.á, uống rượu nhiều năm.
Bệnh viện 19-8 đã hội chẩn với chuyên gia tim mạch và kết luận bệnh nhân Trịnh Văn Quyết có nhiều bệnh, nguy cơ t.ử von.g cao, cần theo dõi sát, điều trị lâu dài.
Do đó, chiều 25/3, HĐXX phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định hoãn phiên xét xử để đảm bảo quyền lợi cho các bị hại.
Hồi cuối tháng 12/2024, phiên tòa phúc thẩm từng được mở song phải hoãn vì ông Quyết cùng một số bị cáo và luật sư bào chữa có đơn xin hoãn tòa.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 2 em gái Huế, Nga cùng bị tuyên phạm tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản tại phiên tòa sơ thẩm năm 2024, mức phạt lần lượt 21 năm, 14 năm và 8 năm tù.
Ba anh em ông Quyết đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ án tù và xin miễn, giảm phần bồi thường dân sự.
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 5/2017 đến tháng 1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.
Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Hôm nay, TAND Cấp cao xét xử phúc thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng các em gái
Hôm nay (26/12), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và các đơn vị liên quan.
Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng hơn 20 bị cáo khác, người bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Hai em gái của bị cáo Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cũng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không buộc bị cáo phải bồi thường, khắc phục hậu quả.
Trước đó, hồi đầu tháng 8, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết mức án 18 năm tù về tội “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt là 21 năm tù.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: CTV
Sau phiên tòa sơ thẩm, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, yêu cầu được xem xét, giảm trách nhiệm bồi thường dân sự.
Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã bồi thường được hơn 600 tỷ đồng. Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết phải bồi thường cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS là 1.364 tỷ đồng, phải truy nộp số tiề.n 500 tỷ đồng thao túng chứng khoán. Như vậy, tổng số tiề.n mà ông Quyết phải khắc phục là hơn 1.800 tỷ đồng. Bản án sơ thẩm ghi nhận gia đình bị cáo đề nghị dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả cho ông Trịnh Văn Quyết.
Được quyền nói lời nói sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày, vụ án này là bài học quá lớn và sẽ ám ảnh suốt cuộc đời của không chỉ bị cáo mà cả những bị cáo khác.
Theo cáo buộc, với mục đích chiếm đoạt tiề.n của các nhà đầu tư để dùng vào mục đích riêng của mình, ông Trịnh Văn Quyết đã dùng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo người khác thực hiện hành vi gian dối nhằm tăng khối vốn góp chủ sở hữu tại công ty này từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng.
Sau đó, hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiề.n của các nhà đầu tư.
Ông Trịnh Văn Quyết giao ông Doãn Văn Phương (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, đã bỏ trốn) và em gái là Trịnh Thị Minh Huế trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động để hợp thức hồ sơ nâng vốn khống; trực tiếp nhờ một số cá nhân đứng tên là cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty Faros.
Các bị cáo thuộc Công ty Faros, một số công ty kiểm toán, người thân quen của ông Trịnh Văn Quyết… đã thực hiện chỉ đạo của ông Phương và bà Huế ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống; ghi nhận thông tin gian dối này vào Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết còn sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán hơn 391 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết bị xác định là chủ mưu, người quyết định chỉ đạo thực hiện việc mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng; đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiề.n cho các tài khoản để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. Trong đó, phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/gia-dinh-ong-trinh-van-quyet-nop-them-100-ty-dong-khac-phuc-hau-qua-20250413i7419119/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDEzfDA3OjQ0OjIw