
Hàng chục năm lẩn trốn không giúp cựu giám đốc tham ô và kẻ phóng hỏa thoát tội. Họ cuối cùng đã đối mặt công lý, khép lại bản án không tên ở chốn công đường
Phòng xét xử TAND TP HCM vào một buổi sáng đầu tháng 3, đông hơn thường lệ. Nhiều người không khỏi tò mò muốn biết sau ngần ấy năm, T.V.Q giờ trông thế nào? Bị cáo từng là người điều hành Công ty Xuất nhập khẩu Phú Thọ. Ở tuổ.i 75, thay cho dáng vẻ ngạo nghễ thuở nào lại là cái cúi đầu lặng lẽ của kẻ từng trốn chạy vì có tội.
Từ giám đốc đến bị cáo tham ô
Phiên tòa được mở để xét xử bị cáo T.V.Q về tội “ Tham ô tài sản”, những hành vi diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2002-2004. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây còn là phiên tòa nhìn lại cả một quá trình. Quá trình lạm dụng quyền lực, trốn tránh trách nhiệm và cuộc trốn chạy kéo dài gần 2 thập kỷ.
Năm 2002, Công ty Phú Thọ đã không còn kinh doanh. Cái còn sót lại là vài mặt bằng cho thuê, thoi thóp. Trong bối cảnh đó, thay vì nhanh chóng làm thủ tục phá sản theo quy định, Q. lại trì hoãn, rồi từ nguồn tiề.n dự trữ cuối cùng, Q. yêu cầu thủ quỹ T.H.H giao cho mình 425 triệu đồng để “làm thủ tục phá sản”.
Không có chứng từ hoàn trả, không báo cáo sổ sách kế toán, cũng chẳng có bất kỳ cam kết chính thức nào ngoài lời hứa miệng: “Rồi tôi sẽ trả”. Và cũng như nhiều hứa hẹn khác, Q. đã không giữ lời.
Minh họa AI bị cáo T.H.T: Ý LINH
Sự bất minh rồi cũng lộ ra. Tháng 4-2003, kế toán trưởng gửi báo cáo lên Bí thư chi bộ V.V.H. Sự việc nhanh chóng vượt khỏi giới hạn nội bộ. Cuối năm ấy, Q. tiếp tục thất hứa. Đầu năm 2004, sự việc được đưa ra Quận ủy, UBND quận 11, dẫn tới quyết định thanh tra tài chính. Đến ngày 17-2-2004, Q. buộc phải thừa nhận đã sử dụng số tiề.n đó vào mục đích cá nhân. Nhưng thay vì khắc phục hậu quả, chỉ 1 tuần sau, Q. biến mất.
Video đang HOT
Ngày 23-2-2004, T.V.Q chính thức bỏ trốn. Khi lệnh truy nã được ban hành vào tháng 5-2004, nhiều người nghĩ rằng chỉ vài tháng hoặc cùng lắm vài năm, Q. sẽ bị bắt. Nhưng rồi thời gian trôi, hồ sơ vụ án bị tạm đình chỉ. Cái tên T.V.Q dần rơi vào quên lãng như thể bị cáo đã tan biến khỏi thế giới này.
Người ta đồn Q. đã ra nước ngoài. Có người nói thấy Q. ẩn náu ở một vùng quê hẻo lánh. Nhưng không ai dám chắc. Còn nạ.n nhâ.n là nhà nước, là tập thể, lại chẳng thể đòi được số tiề.n đã mất.
Phải đến 23-8-2023, gần 20 năm sau, bị cáo Q. bị bắt giữ tại một địa điểm được giữ kín. Không ai biết suốt thời gian qua Q. sống như thế nào, nghĩ gì, ăn năn ra sao. Chỉ biết rằng ngày 31-8-2023, vụ án được phục hồi. Ngày 30-1-2024, kết luận điều tra hoàn tất và Q. bị đề nghị truy tố.
Tại phiên tòa, bị cáo Q. không còn là một giám đốc với lối ăn nói lưu loát hay quyền lực quen ra lệnh. Bị cáo ngồi cúi mặt, giọng yếu ớt. Khi được hỏi, bị cáo chỉ lặng lẽ thừa nhận sai phạm, như thể đã chờ ngày này từ lâu.
Thời gian có thể mài mòn trí nhớ con người nhưng không thể xóa đi dấu vết của sự thật. T.H.H – người từng giao tiề.n theo chỉ đạo, đã bị tuyên án 3 năm tù cho hưởng án treo từ năm 2005; kế toán trưởng N.T.N bị cảnh cáo; Bí thư chi bộ V.V.H bị khiển trách. Những người có liên đới đã lần lượt chịu trách nhiệm. Chỉ còn lại bị cáo Q.
Phiên tòa hôm ấy khép lại với bản án 4 năm tù đối với bị cáo T.V.Q. Không có tiếng khóc, cũng không có ai cầu xin giảm nhẹ. Chỉ có những ánh mắt của người dự khán dành ánh nhìn ái ngại cho bị cáo phải cúi đầu trả giá, khi đáng lẽ đã có thể chọn con đường khác, sớm hơn, sáng hơn.
24 năm mang bản án không tên
Trốn chạy pháp luật không phải là tự do mà là một bản án không tên, lặng lẽ đeo bám suốt đời người. Trong một vụ án khác, người ta thấy rõ điều xưa nay vẫn đúng: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”.
Ngày 15-4, TAND TP HCM đưa ra xét xử đối với T.H.T (56 tuổ.i) vì từng đổ xăng đốt nhà vợ. Phòng xử sáng hôm ấy yên ắng. Người dự khán ít nhưng ai nấy cũng đổ dồn về bị cáo T. nhỏ thó, tóc lốm đốm bạc, ngồi co mình trên ghế bị cáo. T. từng bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã suốt gần 1/4 thế kỷ.
T. từng là thanh niên lông bông, nông nổi, từng khiến cả một xóm làng bình yên một phen kinh hãi. T. sống chung với một phụ nữ, có con chung nhưng không được gia đình người phụ nữ chấp nhận. Bấp bênh kinh tế vì thất nghiệp, thiếu chỗ dựa về mặt tinh thần, tất cả đè nặng lên T. mới ngoài 30 tuổ.i khi ấy.
Và hơn cả cái nghèo, là nỗi uất nghẹn kéo dài với nhà vợ. Người ta kể lại sau những trận cãi vã triền miên, T. không chịu nổi, liền vác can xăng tới nhà vợ, dọa “thiêu hết cho xong”. Rồi không ai kịp trở tay. T. châm lửa, khói lửa bùng lên, mọi người hoảng loạn, la hét… may mà hàng xóm kịp dập lửa, ngăn hậu quả chế.t người.
Nhưng khi công an đến nơi, T. đã biến mất. Không ai rõ đi đâu. Không ai ngờ, T. tay trắng, không họ hàng thân thích, lại có thể trốn tránh được pháp luật suốt… 24 năm.
Sau khi bỏ trốn, T. phiêu bạt khắp nơi, không giấy tờ, không chứng minh, sống như cái bóng. Ngày thì ai thuê gì làm nấy, tối ngủ võng ngoài chợ, chẳng dám giao du với ai. Chỉ cần một ánh mắt nghi ngờ, T. cũng lẳng lặng bỏ đi.
Cứ thế, 24 năm trôi qua, tóc bạc, lưng còng, giấc ngủ của T. chẳng yên vì những cơn ác mộng lúc nửa đêm. Có hôm, T. mơ thấy mình bị bắt, có hôm thấy lửa cháy rừng rực và tiếng khóc trẻ con. T. kể không phải vì sợ tù mà trốn mà vì “lúc đó ngu quá, không biết sao đối diện”.
Trong phòng xử, vị kiểm sát viên đọc cáo trạng mà giọng chùng xuống. Tội “Giết người”, không gì có thể biện minh. Nhưng 24 năm cũng không phải là một bản án nhẹ nhàng với bất cứ ai, nhất là khi bản án được thi hành từng ngày ngoài đời, trong lặng lẽ và day dứt.
Bị cáo T. không biện hộ. Còn tòa thì tuyên án tù chung thân. Bị cáo thở dài, một tiếng thở dài rất khẽ nhưng nghe như trút đi cả một đời chông chênh, vất vưởng. Không có tiếng vỗ tay, cũng không có ai khóc.
Phiên tòa khép lại. Người cán bộ dẫn giải dìu bị cáo ra ngoài. Cuối cùng, một câu chuyện nợ nần với công lý đã đến hồi kết. Công lý đến muộn nhưng không vì thế mà mất đi giá trị.
Nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng của khách
Khi được giao quyền kiểm soát, duyệt lệnh chuyển tiề.n, Phạm Thị Tường An đã âm thầm đăng nhập, chuyển đi hơn 7 tỷ đồng của nhiều khách hàng.
Theo kế hoạch, ngày 8/5, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Tường An (37 tuổ.i, nhân viên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – MSB) với cáo buộc sử dụng mạng máy tính viễn thông và phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án này, bị cáo Võ Thị Thu Hà (33 tuổ.i, kiểm soát viên Ngân hàng MSB) cũng bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm Thị Tường An (trái) và Võ Thị Hà tại cơ quan điều tra (Ảnh: Thuận Thiên).
Theo cáo trạng, Võ Thị Thu Hà là kiểm soát viên của MSB, được cấp tài khoản đăng nhập vào phần mềm BDS – hệ thống hạch toán nội bộ của ngân hàng – để kiểm soát và duyệt các lệnh chuyển tiề.n. Tuy nhiên, Hà đã tự ý cung cấp tài khoản và mật khẩu của mình cho Phạm Thị Tường An, chuyên viên tín dụng của ngân hàng, để nhờ hỗ trợ công việc khi cần.
Lợi dụng thông tin đăng nhập này, An đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiề.n từ tài khoản ký quỹ của các khách hàng doanh nghiệp. Từ tháng 1 đến tháng 4/2022, An tự ý tạo các lệnh chuyển tiề.n từ tài khoản ký quỹ của công ty rồi sử dụng tài khoản của Hà để duyệt lệnh chuyển tiề.n nhằm chiếm đoạt.
Bằng thủ đoạn này, An đã nhiều lần thực hiện hành vi chiếm đoạt tiề.n từ tài khoản ký quỹ của ba công ty với tổng số tiề.n hơn 7,1 tỷ đồng. Đến ngày 26/4/2022, khi ngân hàng kiểm tra hệ thống phát hiện tài khoản ký quỹ của ba khách hàng bị xâm nhập trái phép và bị chiếm đoạt tiề.n, ngân hàng đã trình báo tới cơ quan công an.
Tại cơ quan điều tra, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội như trên. Trong quá trình điều tra, An đã bồi thường khắc phục số tiề.n hơn 5,2 tỷ đồng.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/hanh-trinh-tron-chay-va-ngay-tra-gia-20250503i7433059/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNTAzfDEwOjM0OjE1