Hóa vàng cầu bình an, người phụ nữ ‘cúng’ luôn 9 chiếc xe ô tô: Phải bồi thường bao nhiêu

Hóa vàng cầu bình an, người phụ nữ 'cúng' luôn 9 chiếc xe ô tô: Phải bồi thường bao nhiêu
Hóa vàng cầu bình an, người phụ nữ 'cúng' luôn 9 chiếc xe ô tô: Phải bồi thường bao nhiêu

Chỉ vì xơ xuất của người phụ nữ trong lúc hóa vàng đã dẫn đến hậu quả khủng khiếp là 7 chiếc ô tô bị thiêu rụi và 2 chiếc khác hư hỏng nặng. Vụ việc gây tranh cãi về chuyện ‘hóa vàng’ của người dân cũng như thắc mắc về số tiền mà người phụ nữ này phải bồi thường. Thông tin cụ thể được đăng tải trên báo chí như sau:

Một người phụ nữ ở Bắc Kinh, Trung Quốc thực hiện nghi thức hóa vàng nhưng đã vô tình ‘hóa vàng luôn’ 9 ô tô trong lúc cô ấy mải ‘cầu an’. Sự việc này đã biến nghi lễ tâm linh thành thảm họa, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Camera ghi lại hình ảnh người phụ nữ đang đi hóa vàng

Báo chí Trung Quốc đưa tin: Một vụ cháy hy hữu vừa xảy ra tại quận Triều Dương, Bắc Kinh, khiến 7 chiếc ô tô bị thiêu rụi hoàn toàn và 2 chiếc khác hư hỏng nặng. Nguyên nhân xuất phát từ một buổi “hóa vàng” có phần quá tay của người phụ nữ 44 tuổi.

CCTV ghi lại hình ảnh người phụ nữ với 4 túi vàng mã lớn, một netizen Trung Quốc bình luận: “Đốt tận 4 bao, quả là không thể nghĩ tới”.

Theo thông tin từ Đội Cứu hỏa và Cứu nạn quận Triều Dương, vụ việc xảy ra vào trưa ngày 30/3. Người phụ nữ họ Trương đã mang theo 4 túi vàng mã ra khu đất hoang bên đường để thực hiện nghi lễ đốt giấy cầu bình an. Tàn giấy cháy gặp phải gió lớn đã bùng lên, khiến ngọn lửa nhanh chóng lan sang khu vực đỗ xe gần đó, tạo ra cảnh tượng một buổi “hóa vàng” tập thể.

Bài viết liên quan  Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Lực lượng cứu hộ đã khẩn cấp có mặt để xử lý đám c.háy quá lớn từ 7 chiếc ô tô

Bà Trương hoàn toàn không ngờ rằng việc cầu an lại dẫn đến vụ cháy nghiêm trọng như vậy. “Trong quá trình đốt vàng mã, tôi lẩm nhẩm cầu mong bình an và sức khỏe…”, người phụ nữ chia sẻ với cảnh sát.

Bà Trương cho biết thường đốt vàng mã vào ngày Mùng 1 và rằm, thậm chí đã thực hiện ở khu vực này 7 – 8 lần trước đó mà “chưa từng gặp chuyện gì”.

Người dân xung quanh chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm: “Không hiểu sao gây họa lớn như vậy”, “Giữa trung tâm thành phố, gió thổi như thế mà vẫn đốt”. Một cư dân mạng bình luận: “Chắc tổ tiên nghĩ bụng: Cuối cùng cũng rút thăm trúng biển số Bắc Kinh”.

Hiện tại, bà Trương đã bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra làm rõ trách nhiệm. Nhiều dân cư mạng tính nhẩm sơ qua thì số tiền thiệt hại trong vụ việc có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Dư luận vẫn đang tiếp tục chờ đợi công bố chính thức từ cơ quan chức năng về số tiền bồi thường và trách nhiệm bù đắp thiệt hại của người phụ nữ này.

Vụ việc này một lần nữa nhắc nhở về việc thực hiện các nghi thức truyền thống phải đi kèm ý thức an toàn, nếu không, cầu phúc chưa thấy đâu, mà hậu quả lại khôn lường.

Bài viết liên quan  Bị chó cắn, sau 2 năm mới phát bệnh dại rồi tử vong

Những điều cần phải nhớ khi hóa vàng (đốt vàng mã) để đảm bảo an toàn

1. Chọn địa điểm hóa vàng an toàn

Nên đốt vàng mã ở nơi thoáng mát, rộng rãi, tránh những nơi có nhiều vật dễ cháy như rơm rạ, giấy vụn, quần áo, hay gần bếp gas, bình gas.

Không đốt vàng mã trong nhà kín hay khu vực có nhiều gió mạnh, tránh nguy cơ lửa lan rộng.

Nếu đốt ở sân, vỉa hè, hoặc khu vực công cộng, cần đảm bảo không gây ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt chung.

2. Chuẩn bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Luôn có nước hoặc bình chữa cháy bên cạnh để xử lý kịp thời nếu ngọn lửa bùng phát quá lớn.

Nếu đốt vàng mã trong chậu hoặc lò hóa vàng, cần đảm bảo chậu chịu nhiệt tốt, không bị vỡ hoặc nứt khi gặp lửa mạnh.

Sau khi đốt xong, dùng nước dập tàn tro để tránh than hồng còn sót lại gây cháy.

3. Đốt vàng mã với số lượng hợp lý

Không nên đốt quá nhiều vàng mã cùng một lúc vì có thể tạo ra ngọn lửa lớn, khó kiểm soát.

Hạn chế đốt các loại vàng mã có kích thước lớn, nhiều màu sơn hoặc hóa chất vì chúng có thể sinh ra khí độc hại khi cháy.

Việc hóa vàng mang ý nghĩa tượng trưng, không cần thiết phải đốt quá nhiều gây lãng phí tiền bạc và ảnh hưởng đến môi trường.

Bài viết liên quan  Thay Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Phú Yên vì người tiề.n nhiệm bị khởi tố

4. Lưu ý về sức khỏe và môi trường

Khói từ vàng mã chứa nhiều khí CO, CO2, bụi mịn có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt với trẻ nhỏ, người già và người có bệnh lý về phổi. Khi hóa vàng, nên đứng xa đám khói và đeo khẩu trang nếu cần thiết.

Việc đốt vàng mã quá nhiều còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến không khí và hệ sinh thái xung quanh.

Thay vì đốt vàng mã, nhiều gia đình ngày nay lựa chọn hình thức cúng lễ đơn giản, dâng hương hoa, trà quả để thể hiện lòng thành kính mà vẫn bảo vệ môi trường.

5. Cẩn thận với trẻ em và người lớn tuổi

Khi hóa vàng, không để trẻ em đứng quá gần khu vực đốt vì trẻ có thể nghịch lửa hoặc bị bỏng do tàn tro bay ra.

Người lớn tuổi hoặc người có tiền sử bệnh hô hấp nên tránh đứng gần khu vực hóa vàng để không bị ảnh hưởng bởi khói độc.

Hóa vàng là một phong tục lâu đời, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện một cách an toàn, có kiểm soát để tránh nguy cơ cháy nổ và bảo vệ môi trường. Hãy hóa vàng với số lượng hợp lý, tuân thủ quy định về an toàn phòng cháy, và luôn chuẩn bị sẵn phương án xử lý để đảm bảo nghi thức diễn ra suôn sẻ mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-chia-se-thong-tin/hoa-vang-cau-binh-an-nguoi-phu-nu-cung-luon-9-chiec-xe-o-to-phai-boi-thuong-bao-nhieu