Làm theo yêu cầu từ tài khoản Viber của con gái, người mẹ mất hơn 1,3 tỷ đồng

Làm theo yêu cầu từ tài khoản Viber của con gái, người mẹ mất hơn 1,3 tỷ đồng
Làm theo yêu cầu từ tài khoản Viber của con gái, người mẹ mất hơn 1,3 tỷ đồng

Ngày 1/4, Công an TP Hà Nội cho biết, một phụ nữ ở quận Long Biên đã bị lừa hơn 1,3 tỷ đồng sau khi làm theo yêu cầu chuyển tiề.n từ tài khoản Viber của con gái.

Trước đó, vào ngày 28/3, bà T. (ở quận Long Biên, Hà Nội) thấy một cuộc gọi nhỡ từ tài khoản Viber của con gái. Khi bà gọi lại bằng video call, màn hình hiển thị hình ảnh con gái nhưng cuộc gọi nhanh chóng bị ngắt.

Sau đó, tài khoản này nhắn tin giải thích do “sóng yếu” nên không thể duy trì cuộc gọi, đồng thời cho biết đang cần tiề.n để đổi ngoại tệ với mức chiết khấu hấp dẫn.

Tin tưởng đó là con gái, bà T. đã chuyển tiề.n theo hướng dẫn mà không kiểm tra lại. Chỉ khi phát hiện toàn bộ tin nhắn từ tài khoản con gái bị xóa sạch, bà mới nghi ngờ tài khoản của con gái đã bị hack và nhanh chóng trình báo công an.

Từ vụ việc trên, Công an TP Hà Nội cảnh báo người dân cần cảnh giác khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu vay, mượn tiề.n.

Người dân cần bình tĩnh xác minh thông tin, đặc biệt đối với các yêu cầu chuyển tiề.n gấp; xác minh danh tính, gọi trực tiếp qua số điện thoại thông thường hoặc gặp mặt trực tiếp để kiểm chứng.

Video đang HOT

Đồng thời, cần cẩn trọng với các đường link lạ, không nhấp vào các đường link đáng ngờ, ngay cả khi được gửi từ người quen.

Người dân nên kiểm tra tài khoản ngân hàng, đảm bảo tên người nhận trùng khớp với người bạn dự định chuyển tiề.n.

Nhận diện dấu hiệu bất thường trong video call: Nếu khuôn mặt thiếu cảm xúc, âm thanh và khẩu hình không đồng bộ, hoặc ánh mắt, cử động không tự nhiên, thì có thể đó là dấu hiệu của công nghệ giả mạo.

Bài viết liên quan  Thông tin về kết quả điều tra vụ nữ nhân viên y tế bị đán.h

Các đối tượng lừ.a đả.o có thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để giả mạo hình ảnh và giọng nói người thân nhằm lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Công nghệ này tạo ra những video giả mạo trông giống như người thật, khiến nhiều người mất cảnh giác. Một số nạ.n nhâ.n đã bị lừa số tiề.n lên đến hàng tỷ đồng.

Kẻ gian thường lợi dụng các lỗi kỹ thuật như hình ảnh mờ, âm thanh không khớp hoặc biểu cảm thiếu tự nhiên và đưa ra lý do như “bận công việc”, “sóng yếu” để nhanh chóng kết thúc cuộc gọi, khiến nạ.n nhâ.n không kịp phát hiện bị lừa.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừ.a đả.o, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Người vợ khai việc đại gia Nguyễn Đăng Thuyết ngồi ở Mỹ điều hành công ty

Theo lờ.i kha.i của vợ đại gia Nguyễn Đăng Thuyết (TGĐ Công ty Thành An), khi bị cáo Thuyết chưa bị khởi tố trong vụ án nào thì đã sang Mỹ để chăm sóc các con và vẫn liên hệ với vợ qua Viber, vẫn giao nhiệm vụ cho nhân viên công ty.

Chiều 25/3, phiên tòa xét xử vợ chồng đại gia Nguyễn Đăng Thuyết (TGĐ Công ty Thành An) cùng vợ và 36 bị cáo khác tiếp tục với phần thẩm vấn.

Theo cáo buộc, tháng 9/2017, bị cáo Nguyễn Nhật Linh kết hôn với ông Nguyễn Đăng Thuyết (đang bỏ trốn). Đến năm 2018, bà Linh ngồi vị trí Phó TGĐ Công ty Thành An, phụ trách hành chính nhân sự, tài chính kế toán của cả 3 công ty do chồng thành lập và điều hành gồm Công ty Thành An, Công ty Danh và Công ty Tràng Thi.

Tháng 1/2019, theo chỉ đạo của ông Thuyết, giám đốc 3 công ty ủy quyền cho bà Linh ký chủ tài khoản đối với các giao dịch ngân hàng và từ thời điểm này, bà Linh tham gia vào việc lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính tại 3 công ty trên.

Bài viết liên quan  Cấm dạy thêm, một số địa phương chuyển sang mô hình học 2 buổi/ngày

Từ tháng 6/2021 đến năm 2022, mặc dù đã trốn khỏi Việt Nam, nhưng đại gia Nguyễn Đăng Thuyết vẫn thường xuyên liên lạc với vợ qua ứng dụng Viber để chỉ đạo việc lập, sử dụng hai hệ thống sổ kế toán (bà Linh không phải chỉ đạo chi tiết vì mọi việc các kế toán đã thực hiện quen từ nhiều năm trước theo kế hoạch của ông Thuyết).

Đối với kết quả kinh doanh thực tế hàng ngày được bị cáo Đỗ Thị Hoa (kế toán trưởng Công ty Thành An Hà Nội) kiểm soát, báo cáo cho bà Linh biết để theo dõi dòng tiề.n, lợi nhuận của 3 công ty.

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CTV

Trong khi đó, hệ thống sổ kế toán để báo cáo các cơ quan chức năng, báo cáo thuế liên quan đến số liệu hợp đồng mua, bán hóa đơn khống được bị cáo Hòa và Bùi Thị Mai Hương (kế toán trưởng Công ty Danh) báo cáo ông Thuyết, bà Linh biết để kiểm soát nguồn tiề.n.

Từ tháng 9/2019, bị cáo Nguyễn Nhật Linh là người duyệt “mức phí” mua bán hóa đơn khống; ký ủy nhiệm chi chuyển tiề.n cho các công ty/hộ kinh doanh trên cơ sở đề nghị của bà Hòa, Hương.

Cáo buộc cho rằng, bà Linh đã giúp sức cho chồng thực hiện việc lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính, che giấu lợi nhuận thực tế và số liệu kế toán của 3 công ty trong thời gian từ 2019-2022, cùng chồng đại gia gây thiệt hại cho nhà nước hơn 498 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Linh trình bày, ban đầu bị cáo không biết việc công ty có 2 hệ thống kế toán. Đến đầu năm 2019, khi chồng đề nghị ký ủy quyền chủ tài khoản, bị cáo mới biết. Và các công việc chi tiết, chồng bị cáo giao cho nhân viên. Bị cáo chỉ được giao ký ủy nhiệm chi. Bị cáo chỉ ký với tư cách chủ tài khoản.

Bài viết liên quan  Nữ sinh thi đại học nộp giấy trắng, viết tâm thư 'chỉ trích' ngành giáo dục: 18 năm sau lãnh hậu quả

Theo lờ.i kha.i của bà Linh, khi ông Thuyết bỏ trốn, công việc vẫn diễn ra như cũ. “Thời điểm đó, anh Thuyết chưa bị khởi tố trong vụ án nào nên anh nói sang Mỹ để chăm sóc các con và vẫn liên hệ với bị cáo qua Viber, vẫn giao nhiệm vụ cho mọi người”, bà Linh khai.

Vẫn theo trình bày của bị cáo Nguyễn Nhật Linh, sau khi biết việc công ty dùng hóa đơn khống, bà Linh đã khuyên chồng nên dừng lại. Và thực tế các số liệu cũng thể hiện rằng, các năm sau đó ông Thuyết đã hạn chế việc dùng hóa đơn khống.

Bà Linh khai, bị cáo ý thức được việc làm của mọi người trong công ty là sai, nhưng việc dừng lại cần có lộ trình vì mọi người trong công ty nói rằng, cần 3-5 năm để dừng lại hoàn toàn chứ không thể dừng ngay được.

Vợ đại gia Nguyễn Đăng Thuyết cho biết, bị cáo đã khắc phục được 10,5 tỷ đồng và trong số các tài sản mà ông Thuyết bị kê biên, có 2-3 tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, nhóm bị cáo là các giám đốc bán hóa đơn khống cho bị cáo Thuyết thừa nhận hành vi phạm tội và cho biết đã nộp tiề.n khắc phục hậu quả vụ án.

Tháng 6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với ông Nguyễn Đăng Thuyết, người từng bị tuyên án tù vắng mặt trong vụ án liên quan đến sai phạm đấu thầu xảy ra tại công ty AIC.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/lam-theo-yeu-cau-tu-tai-khoan-viber-cua-con-gai-nguoi-me-mat-hon-13-ty-dong-20250402i7411568/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDAyfDA5OjM0OjM0