Mẹ chuẩn bị trữ sữa để bắt đầu đi làm

Mẹ chuẩn bị trữ sữa để bắt đầu đi làm
Mẹ chuẩn bị trữ sữa để bắt đầu đi làm

Chuẩn bị trữ sữa khi bắt đầu trở lại guồng quay công việc là vấn đề được mẹ bỉm quan tâm nhất sau thời gian ở cữ. Để đảm bảo chất lượng và đủ sữa cho bé, mẹ cần lên một kế hoạch thật chỉnh chu khi vẫn còn trong thời gian nghỉ dưỡng. Khám phá những cách trữ sữa cực kỳ hữu ích trong bài viết dưới đây!

Các mẹ bỉm nên chuẩn bị trữ sữa như thế nào khi đi làm trở lại?

Để chuẩn bị tốt nhất việc cho bé bú khi trở lại công việc, các mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

Đăng ký lớp học nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện hoặc các trung tâm bà mẹ và trẻ em. Khóa học này sẽ cho bạn những lời khuyên thiết thực về cách cho con bú khi bắt đầu đi làm..

Tìm hiểu kinh nghiệm của các “bậc tiền bối” trong hội nhóm nuôi con bằng sữa mẹ để trao đổi kinh nghiệm với các bà mẹ khác về cách hút sữa khi đi làm.

Tham khảo thêm những vlog chia sẻ kiến thức từ những bà mẹ đã cho con bú thành công,…

Nên tập cho bé thói quen bú bình

Mẹ bỉm nên tranh thủ thời gian nghỉ phép để cơ thể được phục hồi và tập cho con thói quen bú bình. Bạn có thể vắt sữa thủ công hoặc nhờ đến sự trợ giúp của máy hút sữa trước khi phải trở lại công việc. Việc sử dụng máy hút sữa và cho bé bú trực tiếp khá khác nhau, nên các mẹ hãy tập dần để không bị luống cuống xử lý khi đi làm trở lại. 

Bài viết liên quan  Không sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sau sáp nhập: Chế độ nghỉ việc thế nào?

Thêm vào đó, việc nhờ đến “sự trợ giúp” của máy hút sữa còn giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian thời gian. Mẹ bỉm có thể vừa làm việc các công việc nhà vừa hút sữa. Do vậy, đây chính là phương pháp tốt nhất dành cho mẹ bỉm khi bắt đầu đi làm.

Song song, giúp bé thích nghi và làm quen dần với việc bú sữa mẹ từ bình. Chỉ nên cho con bú bình khi tròn một tháng tuổi trở đi. 

Tần suất hút sữa để chuẩn bị đi làm là bao nhiêu lần?

Những tháng đầu mới chào đời, bé cần tiếp thêm “năng lượng” từ sữa mẹ khoảng 8 đến 12 lần trong vòng 24h. Hơn nữa, quá trình hút sữa giao động khoảng từ 10 đến 15 phút hoặc có thể chênh lệch thêm vài phút. Vì thế, nhiều bà mẹ bỉm sữa đã tận dụng thời gian để hút sữa. Chung quy lại, tùy thuộc vào lượng sữa của mình, bạn nên cân nhắc sao cho phù hợp nhất.

Cách bảo quản sữa để bắt đầu đi làm

Bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng: Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa Nhi, sữa mẹ chỉ có thể sử dụng trong vòng 1 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Nhiệt độ phù hợp nhất là trên 26 độ C, nếu dưới mức nhiệt này thì bảo quản tối đa 6 tiếng.

Làm đông lạnh sữa: Cách bảo quản sữa dùng được lâu nhất là trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc đặt vào ngăn đá đều được. Nếu bạn không sử dụng ngay sau khi hút sữa, thì hãy làm đông lạnh sữa để dành cho những lần sau. Cách này rất hiệu quả và phù hợp với mẹ bỉm đi làm văn phòng hoặc có thời gian bận bịu.

Bài viết liên quan  Phải huy động gần 500 người ứng cứu tại Tuyên Quang

Một vài lưu ý cần nắm rõ khi trữ đông sữa mẹ:

Sau khi sữa đã rã đông và làm ấm, bạn nên cho bé bú trong vòng 24 giờ. Để đảm bảo các chất dinh dưỡng vẫn vẹn nguyên và sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng.

Sau khi sữa đã được rã đông ở điều kiện nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi bảo quản trong tủ lạnh, các mẹ nên sử dụng trong 2 giờ đồng hồ.

Tuyệt đối, không trữ đông lại khi đã rã đông.

Trên đây là một số thông tin hữu ích dành cho các mẹ chuẩn bị trữ sữa khi đi làm trở lại. Mẹ bỉm cần lưu ý các thao tác trữ sữa thật cẩn thận để đảm bảo tốt nhất cho trẻ.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/suc-khoe-sua-me-sau-khi-sinh/me-chuan-bi-tru-sua-de-bat-dau-di-lam