‘Ngoại giao hoa’ thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

‘Ngoại giao hoa’ thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản
‘Ngoại giao hoa’ thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ tri ân thành công của sự kiện Hội chợ Ikebana International 2024 do Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch.

Công chúa Takamado đán.h giá cao những đóng góp của Đại sứ quán Việt Nam trong việc quảng bá văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Tham dự buổi lễ có Công chúa Takamado, Chủ tịch Danh dự Tổ chức Ikebana International; Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản – bà Ishiba Yoshiko, Phu nhân Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản – bà Hayashi Yuko, Phu nhân Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản – bà Iwaya Sakoto cùng nhiều phu nhân Đại sứ các nước tại Tokyo và hơn 30 nghệ nhân Ikebana hàng đầu Nhật Bản.

Điểm nhấn của buổi lễ là nghi thức trồng cây hoa anh đào (sakura) kỷ niệm do Công chúa Takamado, Phu nhân Thủ tướng cùng các vị khách Nhật Bản khác thực hiện trong khuôn viên Đại sứ quán. Món quà đặc biệt này thể hiện sự trân trọng của Công chúa đối với những nỗ lực và thành công mà Đại sứ quán Việt Nam đã đạt được trong việc tổ chức Hội chợ Ikebana International 2024 vào tháng 12/2024.

Tại buổi lễ, Công chúa Takamado đán.h giá cao những đóng góp của Đại sứ quán Việt Nam trong việc quảng bá văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước. Công chúa nhấn mạnh nghi thức trồng cây hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản tại khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam ngay trong thời điểm loài hoa này nở rộ là một biểu tượng đầy ý nghĩa cho tình hữu nghị song phương. Công chúa tin rằng cây hoa kỷ niệm được trồng hôm nay sẽ lớn mạnh và đơm hoa rực rỡ như quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

Bài viết liên quan  Về quê biếu quà Tết, tôi sốc nặng thấy biệt thự đồ sộ của bác giúp việc

Đại sứ Phạm Quang Hiệu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi được Công chúa trồng tặng cây hoa anh đào Nhật Bản trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam, coi đây là minh chứng tuyệt vời cho tình hữu nghị thắm thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản, tình hữu nghị thông qua những đóa hoa. Đại sứ cho biết tiếp nối dấu mốc ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, Hội chợ Ikebana 2024 mà Việt Nam làm chủ tịch là một cơ hội quý báu, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân và thắt chặt tình hữu nghị giữa hai quốc gia.

Video đang HOT

Phu nhân Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, bà Thái Thu Hồng giới thiệu với Công chúa Takamado và Phu nhân Thủ tướng Ishiba nghệ thuật chạm khắc hoa 3D trên thạch rau câu của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Phu nhân Đại sứ Việt Nam, bà Thái Thu Hồng, bày tỏ sự vinh dự và vui mừng khi sự kiện Hội chợ Ikebana Quốc tế 2024 do Việt Nam làm chủ tịch thành công rực rỡ. Phu nhân cũng cho rằng cây hoa anh đào được trồng tại khuôn viên Đại sứ quán chính là biểu tượng đẹp của tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Trong khuôn khổ sự kiện, Đại sứ quán Việt Nam cũng giới thiệu một nghệ thuật trình diễn hoa độc đáo của Việt Nam: Chạm khắc hoa 3D trên thạch rau câu. Các khách mời, trong đó có Công chúa Takamado, Phu nhân Thủ tướng, đã tự mình trải nghiệm làm thạch 3D theo sự hướng dẫn của Nghệ nhân Việt Nam Trần Phương Nga.

Sự kiện “ngoại giao thông qua những đóa hoa” đã góp phần thắt chặt tình hữu nghị và sự hiểu biết văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới, đồng thời truyền tải thông điệp về hòa bình và sự trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bài viết liên quan  BabyMonster hé lộ thông tin về concert ở VN: Giá sốc, khó so bì Blackpink?

Thế giới tiêu thụ 100 tỉ gói mì ăn liền hằng năm, Việt Nam xếp thứ mấy?

Hội nghị của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho biết các nhà sản xuất đang phát triển sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe, trong bối cảnh Việt Nam vẫn nằm trong nhóm tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới.

Mì gói bày bán tại một siêu thị ở Jakarta, Indonesia. ẢNH: REUTERS

Tờ Philippine Daily Inquirer ngày 26.2 đưa tin các nhà sản xuất mì ăn liền (mì gói) cho biết họ đang phát triển những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe bằng cách giảm muối, đường và chất béo, trong khi bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu.

Thông tin được đưa ra tại hội nghị của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) khai mạc hôm 25.2 tại thành phố Taguig (Philippines). Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền trên thế giới là 100 tỉ gói hằng năm, với các thị trường hàng đầu là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.

Sáng kiến Mục tiêu Thách thức của WINA đề cập các vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường bền vững, an toàn thực phẩm và giải quyết các vấn đề xã hội.

“Chúng tôi hy vọng toàn bộ ngành mì ăn liền sẽ đoàn kết và hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác để giải quyết các vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối diện”, ông Mitsuru Tanaka, Giám đốc phát triển tại Công ty Nissin Foods Holdings (Nhật), phát biểu tại hội nghị.

Ông cho biết điều quan trọng là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Ông Tanaka còn là chủ tịch Ban An toàn và An ninh thực phẩm tại WINA.

Bài viết liên quan  Hà Nội chuẩn bị đầu tư hơn 780 tỷ đồng xây dựng tuyến đường nối KCN Nam Thăng Long với Vành đai 3.5

CEO và Phó chủ tịch điều hành của Tập đoàn Monde Nissin (Philippines) cho biết ông hy vọng mì ăn liền sẽ vẫn là thực phẩm thiết yếu ở Philippines.

“Tôi nghĩ (mì ăn liền) sẽ tiếp tục là thực phẩm chủ yếu, nhưng chúng tôi sẽ cải thiện khía cạnh sức khỏe để mọi người có thể tiếp tục tiêu thụ”, BusinessWorld dẫn lời ông phát biểu bên lề hội nghị.

Khi được hỏi về những thách thức mà các nhà sản xuất mì ăn liền phải đối mặt, ông cho biết cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe.

Trợ lý Thư ký Hội đồng Dinh dưỡng quốc gia Philippines Azucena Milana-Dayanghirang cho biết WINA có thể giúp cải thiện dinh dưỡng thông qua việc thay đổi công thức và tăng cường dinh dưỡng. “WINA có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền trước tiên thông qua việc cải tiến công thức, giảm lượng đường, muối và chất béo chuyển hóa, và thông qua việc tăng cường dinh dưỡng, không chỉ cải tiến công thức mà còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt và kẽm”, bà cho biết.

“Điều này sẽ làm cho mì ăn liền trở nên rất ngon miệng, rất bổ dưỡng và biến mì ăn liền thành thực phẩm chủ lực”, bà nói thêm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 7.2 cảnh báo rằng người dân hầu hết các quốc gia đều tiêu thụ quá nhiều muối. Mức tiêu thụ natri trung bình toàn cầu của người trưởng thành là 4.310 mg/ngày (tương đương 10,78 g muối). Mức này cao hơn gấp đôi khuyến cáo của WHO là dưới 2.000 mg natri/ngày (tương đương dưới 5 g muối hoặc khoảng 1 muỗng cà phê).

Một gói mì 65 g có thể chứa khoảng 2.000 mg natri. Ước tính khoảng 1,89 triệu người trên thế giới t.ử von.g hằng năm vì các vấn đề có liên quan việc tiêu thụ quá nhiều natri.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/ngoai-giao-hoa-thuc-day-tinh-huu-nghi-viet-nam-nhat-ban-20250404i7412892/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNDA0fDA2OjM2OjQ3