Những người bị doanh nhân nước ngoài ‘bỏ rơi’ sau thương vụ buôn lậu đất hiếm

Những người bị doanh nhân nước ngoài ‘bỏ rơi’ sau thương vụ buôn lậu đất hiếm
Những người bị doanh nhân nước ngoài ‘bỏ rơi’ sau thương vụ buôn lậu đất hiếm

Doanh nhân Trung Quốc Lưu Đức Hoa mua trái phép đất hiếm, giấu trong bao gạo để xuất lậu và rời Việt Nam 24 ngày trước khi bị khởi tố, “bỏ mặc” nhiều người liên quan vướng lao lý.

Phiên xét xử vụ án khai thác trái phép và buôn lậu đất hiếm liên quan Công ty Thái Dương và cựu thứ trưởng Tài nguyên môi trường Nguyễn Linh Ngọc đang được TAND Hà Nội xét xử ở ngày làm việc thứ ba. Qua phần xét hỏi, các nhóm hành vi của 27 bị cáo dần được làm rõ, đặc biệt là vai trò của người Trung Quốc tên Lưu Đức Hoa.

Trong vụ án, VKSND xác định, với giấy phép khai thác được cấp không đúng quy định, Công ty Thái Dương của Chủ tịch Đoàn Văn Huấn đã thu lợi 736 tỷ đồng từ bán đất hiếm khai thác lậu tại mỏ Yên Phú (Yên Bái). Phần lớn khoáng sản được bán chui, không chứng từ, hoặc kê khai giá thấp chỉ bằng 1/3 để “đỡ thuế”.

Trong những người mua chui này có ông Lưu Đức Hoa, đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14-17%, tức Thái Dương đã bán quặng thô cho người nước ngoài, phạm vào hành vi bị cấm theo luật.

Ông Hoa mua quặng thô với mục đích chuyển ra khỏi Việt Nam, nhưng trước tiên phải cần một xưởng chế biến. Ông Hoa được Chủ tịch Thái Dương giới thiệu cho một người bạn có đất cho thuê để xây dựng nhà xưởng, tập kết nguyên liệu, chế biến, pha trộn đất hiếm.

Người bạn này là bị cáo Nguyễn Thanh Đoàn, 73 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương binh Trường Sơn.

Bị cáo Nguyễn Thanh Đoàn. Ảnh: Phạm Dự

Tại phiên toà, ông Đoàn khai biết bị cáo Huấn từ năm 2000, đến đầu năm 2021 được giới thiệu cho Hoa để cho thuê khu đất 5.000 m2 tại đường Phạm Văn Đồng, Hải Phòng.

Hoa và Huấn chỉ nói “xây lán để đổ quặng”, ông Đoàn không biết quặng gì. “Kể cả ai đó nói là quặng đất hiếm, bị cáo cũng không hiểu rõ đất hiếm là cái gì”, ông Đoàn ôm trán phân trần.

VKS cáo buộc, do thỏa thuận giao đất hiếm tại các kho ở Hải Phòng, bị cáo Hoa và Huấn tìm cách đối phó với việc kiểm tra của cơ quan chức năng trong quá trình vận chuyển từ Yên Bái.

Bài viết liên quan  CảпҺ Ьáo: KҺι tҺấү cơ tҺể có dấu Һιệu пàყ pҺảι tớι ЬệпҺ vιệп пgaү kẻo uпg tҺư vòm Һọпg gιaι ƌoạп cuṓι

Cụ thể, hai người ký hợp đồng theo yêu cầu của Hoa với nội dung: Công ty Trường Sơn của ông Đoàn nhận gia công làm giàu tinh quặng đất hiếm cho Công ty Thái Dương.

Thừa nhận việc này, ông Đoàn khẳng định “ký là do ông Huấn nhờ, dù không hiểu rõ hợp đồng”. Toàn bộ hoạt động trong xưởng thế nào, chế biến ra sao, ông không biết.

Sau vài tháng vận hành, ông Đoàn nói xưởng quá gần khu dân cư, xả nhiều khói và nước thải ra môi trường cần phải chuyển đi. Cuối 2022, ông Đoàn giúp Hoa thuê khu đất khác tại xã Quốc Tuấn huyện An Lão, Hải Phòng làm nhà xưởng.

Để làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký cấp phép lao động cho các công nhân và chuyên gia Trung Quốc do Hoa thuê sang Việt Nam tổ chức chế biến, pha trộn đất hiếm, VKS xác định ông Đoàn còn sử dụng pháp nhân Công ty Trường Sơn đăng ký với Sở Lao động để hợp thức hóa thủ tục.

Ông Đoàn không biết tiếng Trung nên việc trao đổi với Hoa hoàn toàn qua phiên dịch viên là bị cáo Vũ Thị Tuyết, cũng chính là cháu họ của mình.

Ông được Hoa trả tiền thuê đất 135 triệu đồng mỗi tháng, đến thời điểm bị điều tra đã thu tổng 2,1 tỷ đồng.

“Tôi tuổi già sức yếu, thương binh nặng, nhận thức kém, nghĩ mình chỉ cho thuê đất lấy tiền, nhưng gần như đã là tiếp tay. Ban đầu tưởng làm ăn với người trong nước, sau đấy lại đẻ ra cái ông nước ngoài kia nên dù có viện bất cứ lý do nào tôi có sai trong chuyện này. Tôi hoàn toàn không dám ý kiến gì”, ông phân trần trước HĐXX.

Ngụy trang đất hiếm trong bao gạo

Để ngụy trang quặng đất hiếm có nguồn gốc bất hợp pháp, không có hóa đơn, giấy tờ và chưa đủ hàm lượng ≥ 95% để xuất khẩu, cơ quan điều tra xác định, doanh nhân Hoa đã chỉ đạo công nhân tại xưởng sử dụng toàn bộ 2.160 tấn đất hiếm để trộn hóa chất, nhiệt luyện, thủy luyện tạo hỗn hợp màu trắng đục.

Doanh nhân Trung Quốc sau đó cho đóng gói đất hiếm đã pha trộn vào bao in nhãn hiệu “Bảo Khang Rice, chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng”. Mỗi bao 50 kg.

Bài viết liên quan  Giá vàng sáng nay 15/2:

Sau khi ngụy trang thành công, ông Hoa thuê doanh nghiệp ở Trung Quốc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là “hỗn hợp chất Oxalate” nhưng thực chất là đất hiếm.

Doanh nghiệp ở Trung Quốc qua quen biết đã liên hệ bị cáo Trần Đức, Giám đốc Công ty Dương Liễu Logistics, thuê làm thủ tục ủy thác xuất khẩu với tiền công 7-10 triệu đồng/container.

Bị cáo Trần Đức, Giám đốc Công ty Dương Liễu Logistics. Ảnh: Phạm Dự

Do hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, Đức nhận là chủ hàng, chỉ đạo nhân viên lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc.

Đức bị cáo buộc mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ, Hải Phòng, khai báo xuất khẩu “hỗn hợp chất Oxalate” tổng hơn 200 tấn, trị giá 501.950 USD.

Thực tế, số hàng hóa trên là đất hiếm đã được Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc. Tính theo đơn giá quặng đất hiếm hàm lượng 14-20%, Hoa bị cáo buộc đã buôn lậu 200 tấn đất hiếm trị giá 341.326 USD (7,85 tỷ đồng), VKS cáo buộc.

Khai báo tại tòa, bị cáo Đức thừa nhận được đối tác Trung Quốc liên hệ và nói hàng nhờ xuất hộ là Oxalate, “thấy không thuộc danh mục cấm xuất khẩu nên nhận lời”.

Trước câu hỏi “có kiểm tra tận nơi xem đúng Oxalate thật không mà đã nhận lời ngay”, Đức nói chỉ xem bảng phân tích thành phần mà đối tác cung cấp, do tin tưởng nên đồng ý.

“Bị cáo xem bảng phân tích, cũng tra cứu các thông tư và thấy chất với thành phần đó không bị cấm xuất khẩu”, Đức bào chữa và nhận sai khi không hỏi đối tác về nguồn gốc xuất xứ, không đề nghị xuất trình giấy tờ hóa đơn hàng hóa.

Song khi hải quan làm thủ tục, Đức cho hay cán bộ cũng không yêu cầu, hàng cũng không thuộc danh mục phải nộp thuế.

“Hàng không phải của mình mà xuất hộ thì cũng phải xem xét rồi, đây lại còn hàng hóa loại này kê sang loại khác mà vẫn nhận lời”, chủ tọa phân tích, hỏi Đức thấy thế nào. Bị cáo lúc này nhận sai, nhưng vẫn khẳng định “không cố ý”.

Vướng lao lý do liên quan doanh nhân Hoa còn có phiên dịch viên Vũ Thị Tuyết, cháu họ của ông Đoàn.

Bài viết liên quan  Quận Bình Tân, TP.HCM

VKS xác định khi làm phiên dịch, Tuyết đã quản lý các hoạt động hàng ngày, theo dõi các khoản chi phí và mua sắm các loại hóa chất theo chỉ đạo của ông Hoa để phục vụ việc “ngụy trang” quặng đất hiếm.

Bị cáo Vũ Thị Tuyết. Ảnh: Phạm Dự

Tuyết khai làm cho Hoa không có hợp đồng, chỉ được trả lương theo ngày với mức 500.000 đồng, gồm cả công phiên dịch và các công việc khác được yêu cầu.

Khi ông này thi thoảng về Trung Quốc, đã giao tất cả đầu mối bán hóa chất cho Tuyết, dặn mua theo yêu cầu. Ông Hoa cũng mượn tài khoản của Tuyết để trả lương công nhân, trả tiền mua hóa chất và chi phí vận chuyển hàng hóa.

Nữ phiên dịch khẳng định không rõ việc trong xưởng, chỉ biết mua hóa chất về chế biến hàng, không biết hàng đó là đất hiếm.

Cả Tuyết, ông Đoàn và Đức đều bị truy tố là đồng phạm với Hoa trong tội Buôn lậu.

Doanh nhân Trung Quốc này được xác định xuất cảnh về nước ngày 24/9/2023, chỉ 24 ngày trước khi vụ án được khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Cơ quan điều tra đã làm thủ tục truy nã quốc tế nhưng chưa có kết quả nên tách vụ án hình sự, tạm đình chỉ điều tra vụ án và tạm đình chỉ điều tra bị can với người này.

Với cán bộ Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ, Hải Phòng đã thông quan cho hơn 200 tấn hàng lậu này, VKS xác định các tờ khai do Công ty Dương Liễu của Đức lập đều được phân luồng vàng (hải quan kiểm tra hồ sơ nhưng không phải kiểm tra chi tiết hàng hóa). Cán bộ Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ, Hải Phòng đã kiểm tra chi tiết hồ sơ đảm bảo quy định nên thực hiện thủ tục thông quan.

Kết quả điều tra đến nay xác định họ không biết Hoa đã chỉ đạo pha trộn, ngụy trang đất hiếm thành Oxalate và việc Đức sử dụng các pháp nhân để hợp thức, hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu. Các cán bộ Chi cục Hải quan này vì thế không bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Thanh Lam  (Theo VNexpress.net)