
Ông bố dạy con trai tập xe đạp nhưng cuối cùng lại gây nên một bi kịch. Sự việc này đã được báo chí đăng tải như sau:
Theo Oddity Central, một người đàn ông ở Italy đã phải đối mặt với cáo buộc n.gộ s.át sau khi con trai 5 tuổi của anh đ.âm trúng một cụ bà 87 tuổi. Thời điểm đó, anh đang dạy con trai đi xe đạp trong một công viên tại Milan (Italy). Nếu bị kết t.ội, người đàn ông sẽ phải đối mặt với án t.ù và mất 200.000 euro (khoảng 5,5 tỷ đồng) tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Cụ thể, cụ bà đang đi dạo trong công viên với người bạn 74 tuổi thì bị xe đạp của cậu bé t.ô.n.g trúng, khiến cụ bà ngã xuống, phần đầu đập xuống vỉa hè. Mặc dù cụ bà khẳng định mình vẫn ổn nhưng cha của cậu bé vẫn quyết định gọi xe cứu thương.
Không may, tình trạng của cụ bà bất ngờ trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù các nhân viên y tế đã nỗ lực cấp cứu nhưng cụ bà không qua khỏi ngay sau đó.
Con trai t.ô.n.g trúng một cụ bà trong lúc tập đi xe đạp, bố đối mặt với án tù. Ảnh minh họa: Ben Krb/Unsplash
Hãng thông tấn ANSA của Italy đưa tin, cậu bé “mất kiểm soát chiếc xe đạp” và đ.âm vào cụ bà “ở tốc độ vừa phải”. Chiếc xe đạp của cậu bé không có bộ phận giữ thăng bằng. Các công tố viên đã nêu ra điều này để bu.ộc t.ội người cha ng.ộ sá.t. Họ cho rằng, việc không ngăn chặn một sự việc mà một người có nghĩa vụ pháp lý phải ngăn chặn đồng nghĩa với việc gián tiếp gây ra sự việc đó.
Phía công tố viên lập luận rằng, người đàn ông đã phạm tội vì không “giám sát đầy đủ hoạt động của con trai”, vì thế tạo ra tình huống nguy hiểm bằng cách giao một phương tiện nguy hiểm cho “một người không có khả năng điều chỉnh việc sử dụng xe tùy theo các điều kiện xung quanh”. Trên thực tế, “phương tiện nguy hiểm” là chiếc xe đạp trẻ em.
Nếu bị k.ết t.ội thì người đàn ông sẽ phải đối mặt với án t.ù và 200.000 euro (khoảng 5,5 tỷ đồng) tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân, trừ khi anh có thể chứng minh rằng mình không thể ngăn chặn được vụ việc.
Thẩm phán Luigi Iannelli sau đó xác định rằng đây là vụ va chạm nhỏ và tác động của vụ việc là không thể lường trước được, ngoài ra người đàn ông không thể phản ứng đủ nhanh để ngăn vụ việc xảy ra. Do đó, người đàn ông không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Những thông tin đến hiện tại không nói chính xác người bố trong sự việc này phải nhận hình phạt nào nhưng nó đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gây gắt trên các trang mạng xã hội về việc liên quan đến việc bố mẹ giúp con tập xe đạp làm sao để an toàn cho bé và cho những người xung quanh.
Học viên tập lái ô tô đâm vào người khác, thầy dạy sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào?
Việc học viên tập lái ô tô gây tai nạn không phải là điều hiếm gặp. Khi sự cố xảy ra, nhiều người thắc mắc: Trách nhiệm của thầy dạy lái xe trong trường hợp này là gì? Liệu thầy có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét các quy định pháp luật hiện hành và trách nhiệm của từng bên trong quá trình dạy lái xe.
1. Trách nhiệm của thầy dạy lái xe theo pháp luật
Trong quá trình đào tạo lái xe, học viên chưa có bằng lái nên chưa được phép điều khiển phương tiện giao thông độc lập. Do đó, người chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình dạy lái xe là thầy dạy.
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tập lái xe chỉ được phép điều khiển phương tiện khi có giáo viên dạy lái xe ngồi bên cạnh và phải sử dụng xe tập lái của trung tâm đào tạo có biển “XE TẬP LÁI”.
Điều này đồng nghĩa với việc thầy dạy lái xe phải giám sát và chịu trách nhiệm về hành vi của học viên trong quá trình tập lái. Nếu học viên gây tai nạn, thầy có thể phải chịu trách nhiệm liên đới, tùy vào mức độ lỗi.
2. Các trường hợp thầy dạy lái xe phải chịu trách nhiệm
Tùy vào nguyên nhân dẫn đến tai nạn, trách nhiệm của thầy dạy lái xe có thể được phân thành các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Thầy dạy lái xe có lỗi trực tiếp
Thầy dạy lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm nếu:
Không hướng dẫn học viên đầy đủ về cách xử lý tình huống dẫn đến mất kiểm soát xe.
Lơ là, mất tập trung khi học viên điều khiển xe, không kịp thời xử lý khi học viên mắc lỗi.
Không sử dụng phanh phụ (trên xe tập lái thường có hệ thống phanh phụ để giáo viên kiểm soát tình huống).
Để học viên tập lái trên những tuyến đường không được phép, gây nguy hiểm cho người khác.
Trong những trường hợp này, thầy dạy lái xe có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn.
-Trường hợp 2: Học viên mắc lỗi hoàn toàn nhưng thầy không có biện pháp ngăn chặn
Dù thầy dạy lái xe không trực tiếp gây tai nạn, nhưng nếu không kịp thời can thiệp, thầy vẫn có thể bị quy trách nhiệm một phần.
Ví dụ: Học viên nhấn nhầm chân ga, nhưng thầy không phản ứng kịp thời để đạp phanh phụ.
Học viên đánh lái sai hướng, nhưng thầy không điều chỉnh kịp.
Trong trường hợp này, thầy có thể bị phạt hành chính hoặc bồi thường thiệt hại dân sự.
– Trường hợp 3: Tai nạn xảy ra do nguyên nhân khách quan
Nếu tai nạn xảy ra do nguyên nhân khách quan ngoài tầm kiểm soát của cả thầy và học viên, thầy dạy lái xe có thể không phải chịu trách nhiệm.
Ví dụ: Xe mất phanh hoặc trục trặc kỹ thuật mà không phải lỗi của thầy hay học viên.
Người đi đường bất ngờ lao ra, khiến học viên không kịp xử lý.
Trong các trường hợp này, nếu có điều tra xác minh thầy dạy lái xe không có lỗi, thầy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm.
3. Trách nhiệm pháp lý mà thầy dạy lái xe có thể đối mặt
– Xử phạt hành chính
Nếu vi phạm các quy định về dạy lái xe, thầy dạy có thể bị phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt có thể từ 600.000 – 10.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu tai nạn nghiêm trọng, thầy dạy lái xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS): Nếu thầy dạy lái xe có lỗi, mức án có thể lên đến 15 năm tù nếu gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, thương tật nặng…).
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS): Nếu thầy dạy lái xe lơ là nhiệm vụ, gây hậu quả nghiêm trọng, mức phạt có thể từ phạt cải tạo không giam giữ đến 12 năm tù.
– Bồi thường dân sự
Ngoài xử lý hành chính hoặc hình sự, thầy dạy lái xe có thể phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong vụ tai nạn. Theo Bộ luật Dân sự 2015, mức bồi thường bao gồm:
Chi phí chữa trị cho nạn nhân.
Thiệt hại do mất thu nhập của nạn nhân.
Bồi thường tổn thất tinh thần nếu tai nạn gây thương tích nặng hoặc chết người.
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/ong-bo-day-con-trai-tap-xe-dap-nhung-cuoi-cung-lai-gay-nen-mot-bi-ki