Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?
Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Nếu tính theo con số cơ học từ các đề xuất sáp nhập của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, TPHCM sẽ còn gần 70 đơn vị hành chính cấp cơ sở và 1 thành phố.

Giảm hơn 200 đơn vị cấp xã

Đến thời điểm này, tất cả 22 quận, huyện và TP Thủ Đức của TPHCM đã đề xuất phương án sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã (bỏ cấp huyện).

Toàn TPHCM hiện có TP Thủ Đức, 16 quận và 5 huyện với 273 phường, xã, thị trấn. Nếu tính cơ học theo phương án sắp xếp được đề xuất, toàn thành phố chỉ còn gần 70 đơn vị cấp cơ sở, giảm hơn 200 đơn vị.

Trong đó, tỷ lệ giảm mạnh nhất là quận 3 và huyện Hóc Môn, giảm từ 80-90%. Các địa phương này đề xuất sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở chỉ còn 1-2 đơn vị.

Các quận 4, 5, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận… có tỷ lệ giảm khoảng 80%. Quận 6 là đơn vị có tỷ lệ sắp xếp giảm thấp nhất, từ 50-60%.

Cụ thể như sau:

Địa phương Số lượng phường/xã hiện nay Số lượng đơn vị mới và tỷ lệ giảm Dự kiến tên đơn vị mới
TP Thủ Đức 34 9 đơn vị, giảm 67% Lấy tên phường Thủ Đức, phân biệt theo số thứ tự từ 1-9
Quận 1 10 2 hoặc 3 đơn vị, giảm 70-80% Phương án 2 phường lấy tên Bến Nghé, Bến Thành
Quận 3 10 1 hoặc 2 đơn vị, giảm 80-90% 1 phường: Bàn Cờ 2 phường: Bàn Cờ, Võ Thị Sáu
Quận 4 10 2 đơn vị, giảm 80% Chưa đặt tên
Quận 5 10 2 đơn vị, giảm 80% An Đông, Đồng Khánh
quận 6 10 4 hoặc 5 đơn vị, giảm 60-50%

4 phường: Bình Tiên, Bình Tây, Bình Phú, Phú Lâm

5 phường: Bình Tiên, Bình Tây, Phú Định, Bình Phú, Phú Lâm

Quận 7 10 2 đơn vị, giảm 80% Chưa có tên
Quận 8 10 2 đơn vị, giảm 80% Chưa có tên, đề xuất thêm phương án nhập 4 xã của Bình Chánh khi sắp xếp
quận 10 11 2 hoặc 3 đơn vị, giảm 72-80% 2 phường: Nguyễn Tri Phương, Hòa Hưng 3 phường: Vườn Lài, Nguyễn Tri Phương, Hòa Hưng
Quận 11 10 2 hoặc 3 đơn vị, giảm 70-80% 2 phường: Phú Thọ, Đầm Sen 3 phường: Phú Thọ, Phú Bình, Đầm Sen
Quận 12 11 3 hoặc 4 đơn vị, giảm 63-72% 3 phường: Tân Thới Nhất, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông 4 phường: Tân Thới Nhất, Tân Thới Hiệp, Thới An, An Phú Đông
Bình Tân 10 3 đơn vị, giảm 70% Bình Hưng Hòa, An Lạc, Tân Tạo
Bình Thạnh 15 4 đơn vị, giảm 73,33% Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Bình Quới
Gò Vấp 12 3 đơn vị, giảm 75% Quận đề xuất hai phương án chia phường và có tên gọi khác nhau, gồm Gò Vấp, Thông Tây Hội, An Nhơn hoặc An Hội (tùy phương án)
Phú Nhuận 11 2 đơn vị, giảm 81% Đức Nhuận, Phú Nhuận
Tân Bình 15 3 hoặc 4 đơn vị, giảm 73-80% Tân Bình, Bảy Hiền, Bàu Cát, Tân Sơn Nhất
Tân Phú 11 2 hoặc 3 đơn vị, giảm 72-81% 2 phường: Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa 3 phường: Tân Phú, Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa
Bình Chánh 16 4 đơn vị, giảm 75% Chưa có tên
Cần Giờ 7 2 hoặc 3 đơn vị, giảm 57-71% Chưa có tên
Củ Chi 21 6 đơn vị, giảm 71% Chưa có tên
Nhà Bè 7 2 đơn vị, giảm 71% Xã Nhà Bè, Hiệp Phước
Hóc Môn 11 1 hoặc 2 đơn vị, giảm 81-90%

1 xã: Hóc Môn

2 xã: Bà Điểm, Hóc Môn

Bài viết liên quan  Giá vàng sáng nay 31/3: Nhà nhà khóc ng:.ấ:.t, quá kinhkhung

Chọn tên theo lịch sử

Trong các phương án sắp xếp, hầu hết địa phương chọn những tên quen thuộc, hiện có cho các đơn vị hành chính mới. Một số địa phương đặt tên theo số thứ tự, như TP Thủ Đức đặt tên là phường Thủ Đức và phân chia theo khu vực với thứ tự từ 1 – 9.

Một số địa phương chọn tên gọi theo lịch sử hình thành trước đó. Đơn cử như quận Bình Thạnh, địa phương này dự kiến sắp xếp 15 phường còn 4 phường và đặt tên các phường mới là Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây, Bình Quới. Trong đó, tên gọi hai đơn vị là Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa là tên mới.

Một lãnh đạo của quận này cho biết tên gọi Bình Thạnh ngày nay là dựa trên sự sáp nhập của 2 quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây trước đây. Vì vậy, quận đề xuất đặt lại 2 tên này vì gắn với sự hình thành vùng đất.

Quận Gò Vấp đề xuất sắp xếp từ 12 phường thành 3, đặt tên Gò Vấp, Thông Tây Hội và An Nhơn. Như vậy, ngoài Gò Vấp là tên quận hiện tại, Thông Tây Hội và An Nhơn là 2 tên mới.

Tuy nhiên, theo 1 cán bộ của quận này, hai tên Thông Tây Hội và An Nhơn từng được đặt cho các xã thuộc Gò Vấp trước đây. Việc đề xuất lại các tên gọi này nhằm bảo tồn giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, giữ tên Gò Vấp là để các thế hệ sau nhớ và biết về nguồn gốc tên gọi của địa phương.

Bài viết liên quan  Тɑɪ пạп хᴇ Ьᴜýт ᴋһɪếп һơп 30 пɡườɪ т.ᴜ ᴠ.ᴏ.пɡ

Không còn mô hình chính quyền đô thị

Như vậy, theo các phương án đề xuất của 22 quận huyện và TP Thủ Đức thì TPHCM sẽ không còn địa phương nào vận hành theo mô hình chính quyền đô thị.

Được biết, TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện tổ chức chính quyền đô thị không thí điểm. Cụ thể, theo Nghị quyết 131/2020/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, TPHCM không tổ chức HĐND tại 16 quận và 249 phường.

Trong một hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết 131 (ngày 19/10/2023), nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận định có 5 kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện chính quyền đô thị.

Đó là hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; tổ chức bộ máy được tinh gọn, bước đầu khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao phẩm chất, tinh thần phục vụ, chuyên môn và kỹ năng.

Cạnh đó, TP Thủ Đức – mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên cả nước bước đầu có cơ chế để ổn định tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động; việc tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị là cơ sở để TPHCM thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn chính quyền số.

Một phần TPHCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Huế

Tuy nhiên, ông Mãi cũng chỉ ra những mặt hạn chế, như khi thực hiện chính quyền đô thị thì phường gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề kinh phí. Do đó, khi thực hiện các nhiệm vụ chính trị cấp bách, phát sinh thì phường phải đề xuất quận và thành phố xem xét nên mất nhiều thời gian, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra còn những bất cập khác như sự phân cấp, phân quyền để đạt được mục tiêu chính quyền đô thị “gọn, mạnh, nhanh” vẫn chưa thực hiện được triệt để…

6 quận nào ở TP.HCM thuộc diện sáp nhập?

Các quận 3, 4, 5, 10, 11 và Phú Nhuận (TP.HCM) có diện tích dưới 7 km 2 và dân số dưới 300.000 người nên thuộc diện sáp nhập trong 3 năm tới do chưa đáp ứng tiêu chuẩn.

Chiều 3.8, UBND TP.HCM tổ chức buổi họp báo định kỳ. Tại buổi họp báo, PV Thanh Niên đặt câu hỏi về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 tại TP.HCM.

Bài viết liên quan  Hà Nội ngừng cấp điện, nước với 55 hộ dân để giải phóng mặt bằng đường Vành đai 1

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên, Sở Nội vụ TP.HCM cho biết qua rà soát, TP.HCM có 6 đơn vị cấp huyện và 149 đơn vị cấp xã chưa đủ điều kiện về dân số và diện tích nên thuộc diện sắp xếp.

6 quận TP.HCM thuộc diện phải sáp nhập vì không đủ diện tích, dân số

Trong 149 đơn vị hành chính cấp xã, có 7 đơn vị đã sắp xếp ở giai đoạn trước nên chỉ 142 phường, xã, thị trấn thuộc diện sắp xếp.

Đối với cấp huyện, có 6 quận thuộc diện sắp xếp do chưa đủ diện tích gồm: Q.3, Q.4, Q.5, Q.10, Q.11 và Q.Phú Nhuận.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên, Sở Nội vụ TP.HCM. Ảnh NGUYỄN ANH

Ông Hiếu cũng cho biết, Nghị quyết 35/2023 nêu 4 trường hợp đặc thù không thuộc diện sắp xếp. Hiện Sở Nội vụ đang phối hợp các địa phương rà soát từng xã, phường, thị trấn để xem xét yếu tố đặc thù để đưa vào diện chưa sắp xếp.

Hiện TP.HCM có 16 quận, 5 huyện, 1 thành phố với 312 phường, xã, thị trấn. Trong đó, có 21 đơn vị cấp huyện và 223 đơn vị cấp xã đạt trên 100% tiêu chuẩn về dân số.

Theo văn bản hợp nhất số 19 năm 2023 của Văn phòng Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính thì cấp quận có dân số từ 150.000 người, diện tích tự nhiên từ 35 km 2 trở lên và ít nhất 10 phường. Cấp huyện ở khu vực đồng bằng có dân số từ 120.000 người, diện tích từ 450 km 2 và 13 xã, thị trấn trở lên.

Còn theo Nghị quyết 117 năm 2023 của Chính phủ ban hành ngày 30.7, các đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 – 2025 gồm 3 trường hợp.

Thứ nhất, cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn. Thứ hai, đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn. Thứ ba, cấp xã đồng thời có diện tích dưới 20% và dân số dưới 300% tiêu chuẩn.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/phuong-an-khong-to-chuc-cap-huyen-sap-nhap-cap-xa-cua-tphcm-co-gi-dac-biet-20250328i7408171/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMzI4fDExOjE0OjI4