Xin chúc mừng thành tích đầu tiên của tỉnh An Giang sau sáp nhập

Xin chúc mừng thành tích đầu tiên của tỉnh An Giang sau sáp nhập
Xin chúc mừng thành tích đầu tiên của tỉnh An Giang sau sáp nhập

Tỉnh An Giang mới sau sáp nhập là tỉnh có diện tích và quy mô dân số lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay. Ảnh: Phương Vũ
Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg, ngày 14.4.2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đề án, sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay với diện tích tự nhiên 9.888,9km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.

Riêng đối với TP Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc TP Phú Quốc để thành lập một huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu.

Như vậy, sau khi sáp nhập, 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL trước cùng với Tây Ninh đã sắp xếp lại còn 6 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tỉnh An Giang (sau sáp nhập) là tỉnh có cả quy mô dân số và diện tích lớn nhất vùng.

Bài viết liên quan  Chàng trai làm shipper nuôi bạn gái học đại học, 4 năm sau được đền đáp xứng đáng

Các tỉnh, thành khác sau khi sáp nhập gồm có: Tây Ninh (sáp nhập từ tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An); Cần Thơ (sáp nhập từ tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ); Vĩnh Long (sáp nhập từ tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh); Đồng Tháp (sáp nhập từ tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp; Cà Mau (sáp nhập từ tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau).
Bảng so sánh diện tích và quy mô dân số các tỉnh, thành vùng ĐBSCL sau sáp nhập. Đồ họa: Đạt Phan
Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm gần đây, với GRDP bình quân đầu người tăng đều. Kinh tế Kiên Giang phát triển theo hướng đa ngành, với nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Kiên Giang là một trong những tỉnh có sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Tỉnh có thế mạnh du lịch, đứng đầu vùng ĐBSCL, nổi bật là thiên đường du lịch Phú Quốc được du khách trong nước và quốc tế yêu thích.

Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển và vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh tập trung phát triển hạ tầng kinh tế biển để trở thành một trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước. Kiên Giang có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, với đường biên giới trên bộ và trên biển dài.
Một góc rừng tràm Trà Sư – một điểm đến hấp dẫn của An Giang. Ảnh: Phong Linh
Trong khi đó, An Giang là một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL, đặc biệt là lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái. Với đường biên giới dài giáp Campuchia, kinh tế biên mậu đóng vai trò quan trọng, tạo động lực phát triển cho tỉnh.

Bài viết liên quan  Điểm tên những sản phẩm trong số gần 600 loại sữa làm giả vừa bị triệt phá

Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Khmer, Chăm, Hoa, An Giang có nhiều di sản có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, minh chứng cho một nền văn minh cổ xưa, có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Cùng với nhiều địa điểm du lịch tâm linh, tỉnh thu hút đông đảo du khách hành hương; có tiềm năng lớn cho du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên. An Giang cũng là tỉnh có vị trí biên giới quan trọng, giáp với Campuchia, có vai trò trong việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong tương lai, tỉnh An Giang (sau sáp nhập) sẽ có nhiều cơ hội, lợi thế hơn nữa để phát triển kinh tế, đẩy mạnh các thế mạnh về du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…