Xôn xao câu chuyện nằm điều hòa phòng kín dẫn đến tích tụ CO₂, thiếu oxy lâu dài hại sức khoẻ: Sự thật thế nào?

Xôn xao câu chuyện nằm điều hòa phòng kín dẫn đến tích tụ CO₂, thiếu oxy lâu dài hại sức khoẻ: Sự thật thế nào?
Xôn xao câu chuyện nằm điều hòa phòng kín dẫn đến tích tụ CO₂, thiếu oxy lâu dài hại sức khoẻ: Sự thật thế nào?

Nhiều người lo ngại việc sử dụng điều hòa trong phòng kín thời gian dài sẽ gây thiếu oxy, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Thực hư ra sao?

Mới đây, thông tin một bài viết về việc nằm điều hòa kín có thể gây tích tụ CO₂, khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu và giảm tỉnh táo đã thu hút hàng chục ngàn lượt bình luận, chia sẻ. TS-BS Nguyễn Hải Công, Chủ nhiệm Khoa Lao và Bệnh phổi-Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), giải thích về chuyên môn để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thông tin bài viết nhận được hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ

Theo BS Công, điều hòa nhiệt độ là thiết bị phổ biến trong mọi gia đình, đặc biệt trong mùa nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cơ chế vận hành và những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn khi sử dụng không đúng cách. Hầu hết các loại điều hòa dân dụng hiện nay chỉ có chức năng làm lạnh và tuần hoàn không khí trong phòng. Không khí được hút vào dàn lạnh, làm lạnh rồi thổi trở lại – tức là chỉ làm mát chứ không làm mới nguồn không khí.

Điều hòa nhiệt độ là thiết bị phổ biến trong mọi gia đình, đặc biệt trong mùa nóng.

Do đó, trong phòng kín bật điều hòa lâu, lượng oxy trong không khí giảm dần, trong khi nồng độ CO₂ tăng lên do quá trình hô hấp của con người. Phòng càng kín, càng đông người thì hiện tượng này xảy ra càng nhanh.

Bài viết liên quan  Người EQ thấp thường xuyên đăng tải 3 điều lên mạng xã hội

“Nếu nồng độ CO₂ trong phòng tăng vượt ngưỡng, người trong phòng có thể gặp các triệu chứng như buồn ngủ, mất tập trung, thậm chí ngất xỉu, hôn mê. Đã từng có trường hợp tử vong do ngộ độc khí CO₂ khi ngủ trong ô tô bật điều hòa, đóng kín cửa” – BS Công cảnh báo.

Ngoài vấn đề thiếu oxy, không khí lạnh từ điều hòa còn có đặc tính khô, do bộ phận làm lạnh hút hết hơi ẩm. Việc hít thở không khí khô lâu ngày có thể gây khô da, kích ứng niêm mạc, viêm đường hô hấp. “Đó là lý do nhiều người bị khô họng, đau rát cổ sau khi ngủ dậy trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp” – BS Công giải thích thêm.

Mẹo dùng điều hoà tiết kiệm điện nhất

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc nằm điều hòa sai cách càng dễ gây tổn thương. Hệ miễn dịch, hệ hô hấp và da của trẻ chưa hoàn thiện dễ bị khô, viêm đường thở nếu tiếp xúc lâu với không khí lạnh và khô.

Thêm vào đó, điều hòa nếu không được vệ sinh định kỳ có thể trở thành ổ chứa nấm mốc, vi khuẩn. Khi hoạt động, luồng khí thổi ra có thể phát tán vi sinh vật, gây viêm hô hấp, viêm phổi cho trẻ nhỏ.

Sử dụng điều hòa không sai nhưng cần đúng cách để tránh tác hại. Vì vậy, khi dùng không cài đặt nhiệt độ quá thấp, duy trì ở mức 26-28 độ C để tránh sốc nhiệt và không khí quá khô. Nên chọn điều hòa có chức năng thông gió hoặc kết hợp quạt thông gió để làm mới không khí trong phòng. Dùng máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước/cây xanh trong phòng để giữ độ ẩm và cải thiện chất lượng không khí. Vệ sinh điều hòa định kỳ (3-6 tháng/lần) để tránh tích tụ vi khuẩn, nấm mốc. Nếu không có hệ thống thông gió nên mở cửa phòng từ 10-15 phút mỗi 1-2 giờ để lưu thông không khí, giảm CO₂ và tăng oxy.

Bài viết liên quan  Làm điều này, tài khoản ngân hàng của bạn có thể bị sử dụng để nhận tiền l:ừ a đ:ả o, cần đặc biệt chú ý

Lưu ý, với trẻ nhỏ, không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, nên mặc quần áo dài, che kín tay chân khi ngủ để tránh nhiễm lạnh.

News

Trời ơi, sữa Milo mà hầu như trẻ em nào cũng thích, sao lại làm thế được hả?

Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẩn trương kiểm tra, rà soát nội…

Lại là làn sóng COVID-19, đã sẵn sàng cho 1 tình huống mà không ai mong đợi

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện cập nhật kế hoạch điều trị COVID-19, không để bị động trước…

Tước vương miện Hoa hậu Hoà bình Quốc tế – Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên

Tối 19/5, Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa dối khách hàng”, vì liên…

NÓNG: Chủ động đối phó với COVID-19, nhất là ở 2 tỉnh, thành phố này

Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung,…

Chính thức: Công bố danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập, quá nhiều bất ngờ!

Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ…

Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc…




End of content

No more pages to load

Bài viết liên quan  Nút âm lượng trên điện thoại di động có 6 chức năng hữu ích, dùng bao lâu nay chưa chắc bạn đã biết hết

Next page