Ý nghĩa tiếng khóc của trẻ sơ sinh giúp mẹ khám phá bí mật ngôn ngữ trẻ

Ý nghĩa tiếng khóc của trẻ sơ sinh giúp mẹ khám phá bí mật ngôn ngữ trẻ
Ý nghĩa tiếng khóc của trẻ sơ sinh giúp mẹ khám phá bí mật ngôn ngữ trẻ

Khóc là ngôn ngữ đặc biệt của trẻ sơ sinh dùng để giao tiếp với bố mẹ. Dựa trên tiếng khóc cha mẹ có thể đoán được ý trẻ, đáp ứng nhu cầu cho bú, thay tã,….

Trẻ sơ sinh chưa biết nói sử dụng tiếng khóc để giao tiếp với bố mẹ của mình. Khóc chính là ngôn ngữ vô cùng đặc biệt của bé thể hiện nhu cầu cần được đáp ứng. Dựa trên tiếng khóc cha mẹ có thể đoán được ý trẻ, cũng như dự đoán các bệnh lý mà trẻ đang mắc phải.

Tiếng khóc của trẻ xuất phát từ những nhu cầu bình thường

Với mong muốn bố mẹ có thể đáp ứng được nhu cầu bình thường của mình trẻ cất tiếng khóc để báo hiệu. Dưới đây là những nguyên nhân mà trẻ thường hay quấy khóc.

Đói bụng

Trẻ khóc để báo hiệu đói bụng kèm theo có động tác mút tay hoặc nhóp nhép miệng. Nếu như sau khi mẹ cho trẻ bú xong, trẻ lại tiếp tục khóc chứng tỏ bé chưa được bú no.

Bị bẩn hoặc ẩm ướt do nước tiểu, phân

Tả của trẻ bị ướt do nước tiểu hoặc phân cũng được báo hiệu bằng những tiếng khóc. Tốt nhất là mẹ nên kiểm tra tả của trẻ và thay để tránh tình trạng trẻ bị hăm.

Buồn ngủ

Em bé có biểu hiện buồn ngủ khi quấy khóc, cáu gắt, gãi đầu gãi tai, đưa tay dụi vào mắt. Lúc này mẹ chỉ cần dỗ trẻ hoặc ôm ấp để vỗ về giấc ngủ cho bé.

Bài viết liên quan  Giá vàng chiều nay 31/3: Kinhkhung quá trời, lần đầu tiên trong suốt bao nhiêu năm

Trẻ muốn làm nũng

Có rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng nếu như bếp và ôm ấp trẻ quá nhiều dẫn đến tình trạng trẻ đòi mẹ. Tuy nhiên đối với những trẻ mới sinh cần sự âu yếm và vỗ về. Biểu hiện là trẻ khóc lúc cao, lúc thấp và chân tay múa máy liên tục.

Trẻ khóc do khó chịu bởi các bệnh lý gây ra

Tiếng khóc của trẻ cũng báo hiệu tình trạng mà trẻ gặp phải gây đau đớn và khó chịu.

Bị khó chịu ở vùng bụng

Đầy hơi và khó chịu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ quấy khóc. Biểu hiện là trẻ khóc liên tục, không thể dỗ được, thời gian khóc kéo dài ít nhất 3 giờ. Mẹ có thể áp dụng bài tập đạp xe đạp để hỗ trợ cho đường tiêu hóa của bé.

Quá lạnh hoặc quá nóng

Khi bị quá lạnh hoặc quá nóng trẻ cũng khóc gay gắt. Để có thể nhận biết dấu hiệu này mỗi khi thay quần áo cho trẻ hoặc sau khi tắm trẻ sẽ khóc.

Hoảng sợ

Các yếu tố bên ngoài như tiếng động lớn, ánh sáng và đêm tối cũng khiến cho trẻ khóc thét, kèm theo đó là toàn thân giãy dụa.

Mọc răng

Khi trẻ mọc răng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, đây là khoảng thời gian mà bé khóc nhiều không. Kèm theo những biểu hiện như lấy tay cho vào miệng, thích gặm đồ vật và chảy nước bọt.

Bài viết liên quan  Nữ cựu Bí thư Vĩnh Phúc giơ 1 ngón tay, Hậu ‘Pháo’ chuẩn bị ngay 1 triệu USD

Mắc các bệnh lý

Trẻ có hiện tượng khóc thét liên tục, ngừng một lát, kèm theo hiện tượng nôn mửa có khả năng bị mắc các bệnh về não và màng não.

Trẻ khóc từng cơn kèm theo việc đi đại tiện ra máu và nôn mửa, khả năng trẻ bị lồng ruột rất cao.

Trẻ khóc thét đều đều, nôn mửa, vã mồ hôi, tiêu chảy và sắc mặt trắng nhợt. Khi sờ vào bụng trẻ, trẻ có xu hướng khóc to hơn. Đây là biểu hiện trẻ đang bị viêm ruột cấp tính, bị ký sinh trùng hoặc hệ tiêu hóa gặp trục trặc.

Trẻ khóc kèm theo giọng khàn khàn và khó thở về đêm có phải bị viêm amidan cấp.

Trẻ khóc kèm theo triệu chứng khò khè, khả năng mắc viêm phổi rất cao.

Với những thông tin chia sẻ về các vấn đề liên quan đến tiếng khóc của trẻ. Hy vọng các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức để có thể chăm sóc bé tốt hơn.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/cham-soc-be-tu-0-12-thang/y-nghia-tieng-khoc-cua-tre-so-sinh-giup-me-kham-pha-bi-mat-ngon-ngu-tre